Cùng chơi với những đứa cháu gọi Đô bằng bác. Ảnh: L.D
Giấy khai sinh và chứng minh nhân dân ghi Đô sinh ngày 20-1-1979. Thế nhưng mọi sinh hoạt thường nhật và các thú vui chơi của Đô chỉ dừng lại ở tuổi vị thành niên.
“Nuôi hoài không lớn”
Đô đem khoe hai bộ cần câu cá, các dụng cụ để bẫy gà, bẫy chim và say sưa giới thiệu về chúng cũng như những chiến tích của mình bằng giọng điệu rất trẻ con. Chỉ về con gà trống đang đi ngoài sân, Đô nói: “Đó là con gà trống lai dùng làm mồi mỗi khi đi đánh bẫy. Bữa trước mới bán một cặp gà trống con của con này được 500.000 đồng”.
Mỗi năm đôi ba lần anh Đô nhập viện cấp cứu, chủ yếu vì tụt huyết áp và viêm phế quản. Bà Năm bộc bạch: “Cứ mỗi lần nó bệnh lại đưa đến Trung tâm Y tế huyện khám và điều trị, chứ nhà làm gì có tiền đưa đi bệnh viện để khám xem nó bị gì mà không lớn. Hồi bữa xem trên tivi thấy có cô gái bỗng hóa thành bà lão, tui nghĩ cũng lạ. Trong khi đó thằng Đô nhà tui có lẽ đến già vẫn cứ vậy hoài quá”...
Bác sĩ Trần Quang Khánh (Phó chủ nhiệm bộ môn nội tiết Đại học Y dược TPHCM, Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM):
Nhiều khả năng bị suy tuyến yên toàn bộ Có nhiều khả năng anh Lê Hà Đô, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng bị suy tuyến yên toàn bộ. Đây là bệnh hiếm gặp. Tại Việt Nam chưa có thống kê tỉ lệ trẻ mắc suy tuyến yên, tuy nhiên thống kê trên thế giới tỉ lệ này là 1/2.700-3.000 trẻ sơ sinh.
Tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM từ năm 2004 đến nay có khoảng 150 người bệnh được chẩn đoán bị suy tuyến yên. Khi bị suy tuyến yên toàn bộ, người bệnh có thể thiếu nhiều loại hormone như hormone tăng trưởng, hướng thượng thận, hướng sinh dục, hướng giáp. Khi mắc hội chứng suy tuyến yên toàn bộ, người bệnh chậm tăng trưởng chiều cao, chậm trưởng thành sinh dục, có gương mặt nhìn rất trẻ so với tuổi. Để biết người bệnh thiếu những loại hormon nào, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được xét nghiệm máu. Khi xác định bệnh nhân thiếu loại hormone nào, các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách bổ sung những loại hormone bị thiếu. Thiếu hormone tăng trưởng thường gặp nhất nhưng chi phí điều trị lại cao nhất, khoảng 15-16 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc tuổi xương của bệnh nhân (chụp X-quang để xác định) mới biết cần phải điều trị trong bao lâu. Chỉ định chấm dứt điều trị khi tuổi xương của người bệnh hơn 14 tuổi (nam giới) hay 16 tuổi (nữ giới). Trường hợp anh Lê Hà Đô, 33 tuổi, khi đo tuổi xương có thể chỉ tương đương một trẻ em chưa dậy thì. Với những trường hợp điều trị tốt, khi được bổ sung hormone tăng trưởng năm đầu tiên, bệnh nhân sẽ cao được 8-12 cm, năm thứ hai cao thêm 70-75% chiều cao của năm thứ nhất và năm thứ ba là 50% chiều cao của năm thứ nhất. Còn thiếu những loại hormone khác (hướng giáp, hướng thượng thận) thì chi phí điều trị thấp hơn rất nhiều, khoảng vài ngàn đồng/ngày. Thùy Dương ghi |
Bình luận (0)