xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chạy ECMO ngoài cơ thể cứu bệnh nhân nguy kịch

NGUYỄN THẠNH

(NLĐO) - Tỉ lệ tử vong liên quan đến viêm phổi ở bệnh nhân bệnh lý tự miễn cao. Vì vậy, việc điều trị tích cực sớm cũng như can thiệp ECMO kịp thời có thể giúp cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân.

Tại hội nghị khoa học Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2023 vừa tổ chức, các bác sĩ công bố oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO) cứu sống một trường hợp mắc hội chứng nguy kịch hô hấp cấp trên nền bệnh lupus ban đỏ có tỉ lệ tử vong lên cao (24% - 48%).

Bệnh nhân là một thiếu nữ 15 tuổi, không tiền căn bệnh lý. Bệnh nhân đau khớp, sau đó sốt, ho, khó thở nhiều nên được chuyển vào bệnh viện địa phương và được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán: Choáng nhiễm trùng – suy hô hấp – viêm phổi nặng, huyết áp 90/60 nhịp tim nhanh, phổi thâm nhiễm lan tỏa hai phế trường...

Chạy ECMO ngoài cơ thể cứu bệnh nhân nguy kịch - Ảnh 1.

Chạy ECMO ngoài cơ thể tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh nhân đã được dùng kháng sinh phổ rộng kết hợp kháng virus và được tiến hành chạy ECMO ngay từ khi nhập viện. Sau 6 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhân có cải thiện và được rút ECMO. Sau đó, bệnh nhân được rút nội khí quản và chuyển viện địa phương điều trị tiếp với lâm sàng ổn định.

Theo ThS.BS Huỳnh Xuân Ngọc, Khoa Hồi sức tích cực Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống thường gây tổn thương đa cơ quan, trong đó có huyết học, hệ thống miễn dịch và phổi. Suy yếu hệ thống miễn dịch khiến viêm phổi nhiều khả năng diễn tiến nặng và thường do các tác nhân không thường gặp, độc lực cao. 

Tỉ lệ tử vong liên quan đến viêm phổi ở bệnh nhân bệnh lý tự miễn cao. Vì vậy, việc điều trị tích cực sớm cũng như can thiệp ECMO kịp thời có thể giúp cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân.

Giữ được tính mạng người đàn ông mắc tiểu đường bị côn trùng cắn

Chiều 19-4, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho hay vừa kịp giữ được tính mạng cho ông T.T.N. (56 tuổi, ở Bình Định) mắc tiểu đường nhiều năm và bị nhiễm trùng nặng do côn trùng cắn.

Trước đó, ông N. nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp, sốt cao, vùng mu bàn tay và cẳng tay trái sưng đỏ như trái bắp chuối, lở loét, chảy dịch mủ, lốm đốm đen do da hoại tử. Các chỉ số đường huyết cao bất thường 280 mg/dl (bình thường trước ăn 130 mg/dl, sau ăn dưới 180 mg/dl), nguy cơ suy tim tăng gấp 8 lần...

Ngay lập tức, các bác sĩ truyền bồi hoàn nước điện giải, insulin, hồi sức cấp cứu kiểm soát nhiễm trùng bằng kháng sinh, thuốc vận mạch.

Sau 5 ngày điều trị, tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân được kiểm soát, qua giai đoạn nguy hiểm tính mạng, sốc nhiễm trùng, tuy nhiên đang trong giai đoạn hồi phục của suy thận, suy tim cấp. Sau 10 ngày, vết thương đóng mài, lành lặn, cánh tay không bị cắt bỏ.

tay

Cánh tay bệnh nhân nhiễm trùng nặng do bị côn trùng cắn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo