Ảnh minh họa Internet
Ngày 20-12, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cho biết sau khi bị rắn cắn, ông T. chỉ rửa vết thương bằng nước và vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một ngày sau đó (18-12), vết rắn cắn phù nề, chảy máu nhiều, ông T. thấy người mệt mỏi, đau nhức và bị choáng. Gia đình tức tốc đưa ông đến bệnh viện tỉnh khám rồi tiếp tục chuyển lên Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai).
Ông T. nhập viện trong tình trạng da xanh tái, nhợt nhạt; vết cắn có dấu hiệu hoại tử; máu chảy ồ ạt tại nơi bị rắn cắn và những vết thương hở trên người. Mặc dù được truyền máu và huyết tương nhưng tình trạng rối loạn đông máu vẫn rất nặng nề, nạn nhân dần mê man. Sau khi được sử dụng huyết thanh kháng nọc đặc trị và các loại thuốc hỗ trợ khác, đến thời điểm này sức khỏe ông T. đã cải thiện dần.
Theo các bác sĩ, rắn lục là loại có thân xanh, bụng trắng, đuôi đỏ, thường sống lẫn vào các bụi cây, lá có màu xanh nên rất khó phát hiện. Không chỉ người dân ở nông thôn mà nhiều nạn nhân tại các TP lớn cũng bị rắn cắn khi đang ngồi chơi trong nhà, công viên …. Các bác sĩ cảnh báo nếu không được điều trị kịp thời, khả năng tử vong khi bị rắn cắn là rất cao.
Bình luận (0)