Năm 21 tuổi, Tanya sở hữu thân hình cân đối, chỉ cao hơn 1,7 m và nặng 59 kg, có thể tự do cưỡi ngựa, nhảy múa và có bạn trai.
Nhưng một khối u phát triển quanh tuyến yên ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng khiến thân hình cô phát triển quá khổ, giọng nói ồm ồm như nam giới. Thời gian sau, Tanya bị sa thải và bị người yêu bỏ do thân hình dị thường.
Tuy mang trong mình căn bệnh hiếm gặp, nhưng Tanya vẫn không ngừng tìm kiếm biện pháp ngăn chặn tình trạng phát triển chóng mặt và hy vọng một ngày mình sẽ có được cuộc sống bình thường. 12 năm qua, Tanya tìm đến các bác sĩ để loại bỏ các khối u nhưng không có kết quả.
Tháng 8-2012, Tanya và gia đình đã hết sức vui mừng khi kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ hormone trong máu giảm đáng kể.
Tuy nhiên, không bao lâu sau, mức độ tăng trưởng của Tanya lại leo lên mức chóng mặt, tạo áp lực lên tim mạch, phổi, khớp - là nguyên nhân khiến cô lên cơn đau tim và qua đời.
Những ngày cuối đời, Tanya liên tục tự hỏi rằng tại sao cô ăn ít mà vẫn cao to, mập mạp quá khổ. Trước khi chết, cô cho biết ước mơ lớn nhất trong đời của mình là cơ thể ngừng phát triển.
Bệnh to cực là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự phù đại các cực của cơ thể (đầu, phần ngọn chi trên và chi dưới) đơn thuần, không di truyền, liên quan đến sự tăng tiết quá mức hormone tăng trưởng GH của thùy trước tuyến yên.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở khoảng 30 - 50, nam nữ bằng nhau.
Biểu hiện: Nhức đầu (65 - 87%) có thể thoáng qua hoặc đau đầu thường xuyên, dữ dội; Dị cảm, đau buốt chân tay, tê bì đầu chi, thường do chèn thần kinh ống cổ tay 70%; đau các khớp xương nhất là vùng đốt sống thắt lưng, cương bàn chân, bàn tay to ra; rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, mất khứu giác, ù tai, chóng mặt.
Đa số những người mắc Bệnh to cực đều có tim lớn, đặc biệt sau độ tuổi 50. Nếu không được điều trị sẽ gia tăng biến chứng và nguy cơ tử vong.
Theo Khoa học và Đời sống |
Bình luận (0)