xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chết vì chủ quan với bệnh dại

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Số người bị súc vật cắn đang ngày càng tăng. Chỉ riêng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, trung bình mỗi ngày tiếp nhận chích ngừa cho 25 đến 30 bệnh nhân

Một trường hợp vừa tử vong vì bệnh dại là anh L.V.T (38 tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Là ngư dân, anh T. thường đi biển cả tháng mới vào bờ một lần. Trong một lần tàu cập bến, anh bị một con chó táp vào chân và cũng có đi chích ngừa tại cơ sở y tế địa phương. Sau 2 lần chích, tới lịch hẹn phải chích mũi thứ ba thì cũng là lúc lịch trình phải tiếp tục ra khơi nên anh T. bỏ chích và cứ nghĩ chắc là không sao.

Khẩn trương cấp cứu vẫn bó tay

Lênh đênh trên biển chừng 14 ngày sau thì anh T. lên cơn dại với những biểu hiện co cứng, co thắt cơ thực quản, hô hấp, sợ gió, tụt huyết áp... Lúc này, tàu mở hết tốc lực chạy vào bờ đồng thời liên lạc về đất liền trước chuẩn bị xe cấp cứu để đón anh T. đi cấp cứu.
 
img
Một trường hợp chích ngừa bệnh dại tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM


Tuy nhiên, khi được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM thì anh T. lên cơn dại quá nặng, hết cách cứu chữa. Các bác sĩ đành phải giải quyết theo yêu cầu của người nhà là cho đưa về nhà sớm để lo hậu sự.

Hữu hiệu nhất là kiểm soát và dự phòng

Các chuyên gia y tế lưu ý bệnh dại là loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và nguồn lây bệnh chủ yếu từ chó (97%), mèo (3%). Đến nay, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào chữa được bệnh dại lên cơn, nếu lỡ mắc phải bệnh dại là 100% tử vong. Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là kiểm soát và dự phòng loại trừ bệnh dại, cụ thể là triển khai quản lý vật nuôi, tiêm vắc-xin phòng ngừa.

Một trường hợp nữa cũng vừa được đưa cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM là ông H.V.M (76 tuổi, ngụ tỉnh Sóc Trăng). Theo người nhà, trước đó hơn một tháng, ông M. bị con chó gia đình nuôi cắn.
Nghĩ chó của nhà nuôi và không thấy biểu hiện bệnh tật gì nên ông M. không đi chích ngừa và con chó thì cho hàng xóm làm thịt. Thế rồi ông M. lên cơn và phải nhập viện. Dù được bác sĩ can thiệp tích cực nhưng chỉ sau hơn 30 phút nhập viện, ông M. ngộp thở, kích động mạnh và tử vong.               

Chỉ chích ngừa cho có

Theo các bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, trường hợp bị súc vật cắn nhưng chủ quan rồi tử vong đang xảy ra khá phổ biến. Ghi nhận của bệnh viện này từ đầu năm đến nay đã có hàng chục trường hợp tử vong do mắc bệnh dại, trong đó có một trường hợp là trẻ em.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, giai đoạn năm 2001-2003, trung bình mỗi năm cả nước chỉ có khoảng 30 ca tử vong do bệnh dại, riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã có 35 ca.

Đa số những ca này, khi bị súc vật cắn, thay vì phải đi chích ngừa thì rất nhiều người chủ quan không thực hiện, cũng có người đi chích nhưng chỉ chích cho có chứ không đủ số lần theo hướng dẫn nên khi phát bệnh và đi cấp cứu thì đã quá muộn. Khi bị súc vật cắn, người dân cũng thường giết thịt chứ không để theo dõi 15 ngày như khuyến cáo.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, số người bị chó cắn đang ngày càng tăng với trung bình mỗi ngày tiếp nhận chích ngừa cho từ 25 đến 30 bệnh nhân. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện này đã chích ngừa cho gần 5.000 trường hợp bị chó cắn, trong đó có 2.200 phụ nữ và 1.900 trẻ em. Riêng từ tháng 7 đến nay, số bị chó cắn là 3.400 người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo