Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng - BV Nhi Đồng 1, cho biết phương pháp chỉnh hình này đã có thể mang lại vành tai bình thường cho những trẻ vốn bị dị tật tai nhỏ bẩm sinh.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật hai giai đoạn gồm lấy sụn sườn của bệnh nhi, cấy vào vạt da ở phần tai khuyết, sau đó nâng và tạo hình vành tai. Đây là phẫu thuật ghép sụn tự thân. Một ca phẫu thuật tạo hình tai tiến hành trong khoảng 6 giờ. Giai đoạn đầu khó nhất là khâu lấy sụn sườn, tạo khung vành tai và cấy ghép.
Khi mảnh ghép và khung sụn được nuôi sống, thường sau ba tháng, sẽ tiến hành giai đoạn hai: lấy da, tạo hình vành tai và nâng vành tai lên vị trí bình thường. Thường thì ở trẻ từ 6 tuổi trở lên, có thể trạng tốt mới có thể thực hiện phẫu thuật này.
Lúc này vành tai trẻ phát triển gần bằng tai của người lớn nên sau khi tạo hình vành tai sẽ phát triển tương đương như tai bên kia. Ngoài ra, để tránh những tình huống bị bạn bè chế nhạo khi đi học, trẻ cũng cần được tạo hình vành tai ở thời điểm này.
Bình luận (0)