icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cho bé sử dụng Peritol sẽ rất nguy hiểm

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Chị Nguyễn Phương D., ngụ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, đưa con đến tư vấn tại Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Chị D. cho biết cháu bé có biểu hiện biếng ăn và chậm lên cân. Sau đó, bác sĩ L.Q.H đã kê 3 loại thuốc, trong đó có biệt dược Peritol 4 mg với liều dùng 1/2 viên/ngày.

Không được phép kê Peritol cho trẻ nhỏ

Dược sĩ Nguyễn Việt Hùng, Cục phó Cục Quản lý dược VN, cho biết Peritol là thuốc kháng dị ứng, có tác dụng phụ không mong muốn là gây thèm ăn, cũng giống tác dụng phụ của thuốc dexamethason. Nhiều bác sĩ đã lợi dụng tính chất này để điều trị cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Khi uống thuốc này, cơ thể trẻ sẽ giữ nước, ăn uống ngon miệng, ngủ nhiều hơn, tăng cân, thế nhưng thực chất đây là tình trạng tăng cân giả tạo và gây nguy hại lớn.

Ông Hùng khẳng định, việc sử dụng Peritol sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Hơn nữa, việc “biến” tác dụng phụ của thuốc thành tác dụng chính để điều trị cho trẻ là phản khoa học.

Đồng quan điểm này, bác sĩ Khu Thị Khánh Dung, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cảnh báo tác dụng phụ thường là những tác dụng không mong muốn, vì thế thường được khuyến cáo không nên sử dụng điều trị.

Hoạt chất cyproheptadin, một trong số hoạt chất chính của Peritol, có tác dụng chống dị ứng cấp, mề đay, ngứa, sổ mũi, co thắt phế quản, viêm kết mạc mắt... Tuy nhiên, còn có thêm tác dụng kích thích sự thèm ăn nên một số người kém ăn, khó ngủ dẫn đến gầy ốm thường chuộng sử dụng cyproheptadin.

Nhưng sử dụng thuốc có hoạt chất cyproheptadin “lợi bất cập hại” vì phụ nữ cho con bú có thể ăn được nhiều hơn nhưng lại bị mất sữa. Trẻ em dưới 2 tuổi dùng thuốc sẽ gây khô miệng, táo bón, nhìn mờ, khó tiểu tiện và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Có thuốc trị biếng ăn sẽ nhận được... giải Nobel

Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, các loại thuốc bác sĩ kê cho trẻ biếng ăn là các vitamin, vitamin kết hợp khoáng chất, hỗn hợp acid amin, men tiêu hóa, thuốc trợ gan mật và một số thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác.

Thực chất các vi chất này không nhằm mục đích điều trị mà nhằm bổ sung các chất thường hay bị thiếu hụt ở trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, giúp trẻ hấp thu, tiêu hóa tốt hơn lượng thức ăn thu nhận vào để tăng sức đề kháng cơ thể. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không biết những điều này, vì thế khi đưa con đi khám họ thường mong được bác sĩ kê “thần dược” chữa biếng ăn.

Ông Dũng cho biết, một chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới đã trả lời rất hóm hỉnh trước rất nhiều câu hỏi liên quan đến biếng ăn rằng: “Nếu có một loại thuốc trị biếng ăn thật sự chắc sẽ được... giải Nobel!”. Bởi thực chất không có “thuốc trị biếng ăn” như lâu nay các bậc cha mẹ vẫn nghĩ, vì thế đừng quá trông đợi vào sự thần kỳ của thuốc như những lời đồn thổi.

Con đã béo phì nhưng mẹ “quy” là còn biếng ăn

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, cho biết hiện có rất nhiều bà mẹ muốn con mình luôn được tròn trịa bởi những quan niệm sai lầm. Nhiều bà mẹ cho rằng một đứa con tròn trịa sẽ giúp họ thuận lợi trong công việc, thể hiện gia đình làm ăn khấm khá và chứng tỏ bà mẹ chăm con kỹ...

Không ít bà mẹ đưa trẻ đến khám bệnh với lý do trẻ biếng ăn nhưng khi khám bác sĩ lại phát hiện ra trẻ đã béo phì. Các bà mẹ thường than rằng “con em lúc 6 tháng tuổi nhìn bụ bẫm, thích lắm nhưng sau đó người cháu cứ dài ra. Làm cách nào để cháu bụ bẫm trở lại đây?”.

Bác sĩ Hoa cho biết, trẻ chỉ bụ bẫm nhất vào lúc 6 tháng tuổi, sau đó theo quy luật phát triển trẻ sẽ dài ra. Vì vậy, các bà mẹ không nên nuối tiếc hoặc cố tìm mọi cách để níu kéo trẻ mập mạp trở lại vì trẻ dài người ra mới là sự phát triển bình thường. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều bà mẹ lại không chấp nhận quy luật phát triển bình thường này mà cứ muốn tìm mọi cách để con tròn trịa mãi.

Để đạt được mong muốn này, nhiều bà mẹ ra sức ép trẻ ăn, một số bà mẹ đưa con đến bác sĩ để “đòi” tăng cân cho con và đưa thẳng chỉ tiêu trong một tháng ít nhất cũng phải tăng được 1 kg. Dù đã được các bác sĩ tận tình giải thích cân nặng của cháu đã đủ, thế nhưng nhiều bà mẹ vẫn quả quyết rằng muốn cháu tăng thêm vài ký nữa.

T.Dương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo