xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chớ có lạm dụng thuốc trị triệu chứng

Anh Thư

(NLĐO)- Đừng cố gắng cầm cự bằng thuốc trị triệu chứng giảm đau, hạ sốt, chống ho, chống sổ mũi... nếu bạn thấy triệu chứng bắt đầu "không chịu nổi", bệnh kéo dài hoặc cơ thể không còn đáp ứng thuốc.

Suốt 3 ngày, công ty chị N.B.T. (43 tuổi, TP HCM) có một sự kiện quan trọng và chị T. chịu trách nhiệm chính về kế hoạch truyền thông. Trước khi sự kiện diễn ra 2 ngày, chị T. đã bị những cơn đau bao tử quấy nhiễu. Vì phải tập trung cho công việc, chị ra nhà thuốc mua vài loại thuốc trị đau bao tử, thuốc giảm đau về uống.

Chớ có lạm dụng thuốc trị triệu chứng - Ảnh 1.

Nếu bệnh kéo dài quá 2 ngày hoặc nặng thêm, bạn nhất thiết phải đi khám. Trong ảnh: Đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đến ngày diễn ra sự kiện, cơn đau bắt đầu dữ dội hơn, thuốc có vẻ không còn mấy hiệu quả, nhưng chị vẫn cố chịu đựng. "Tôi định bụng sau mấy ngày diễn ra sự kiện sẽ đi khám sau" – chị giải thích với bác sĩ. Chị được đồng nghiệp đưa vào viện khi phát hiện chị ôm bụng ngồi trên sàn nhà vệ sinh. bác sĩ nói tình hình của chị khá nặng, nếu để lâu hơn nữa thì từ viêm loét bao tử có thể dẫn đến các biến chứng đáng ngại khác.

"Đi ra nhà thuốc" là phản ứng đầu tiên của nhiều người khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu khó chịu như: nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, đau răng, đau mỏi tay chân, cảm, ho, sổ mũi… Nếu là "bệnh vặt" thật sự, những viên thuốc thông dụng- thường không cần toa bác sĩ- có thể rất hiệu quả trong việc trị những triệu chứng khó chịu trên, giúp người bệnh sớm thoát khỏi giai đoạn "ẩm ương" của cơ thể mà không phải tốn thời gian, tiền bạc đi tìm bác sĩ.

Thế nhưng, vấn đề lớn nhất của nhóm thuốc này là chúng chỉ trị triệu chứng, chỉ phù hợp với những cơn bệnh "thoáng qua", giúp bạn bớt khó chịu và cho cơ thể thời gian chống đỡ và tự loại bỏ căn bệnh thực sự. Nhưng không phải lúc nào cơ thể cũng đủ sức vượt qua cơn bệnh.

"Nếu triệu chứng kéo dài trên 2 ngày, ví dụ như sốt đến ngày thứ 3, đau bụng đến ngày thứ 3, nhức đầu mãi mấy ngày không khỏi…, bạn nên đi khám bác sĩ. Vì đó có thể không phải "bệnh vặt" nữa. Ví dụ, cơn nhức đầu kéo dài có thể là biểu hiện của các vấn đề nghiêm trọng về huyết áp, thậm chí là dấu hiệu sớm cảnh báo một cơn đột quỵ. Dùng thuốc giảm đau không giúp bạn ngăn chặn các vấn đề nguy hiểm này." – bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Ngọc Hớn, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trưng Vương phân tích.

Theo bác sĩ Hớn, ngoài hiện tượng đau kéo dài, khi cơn đau hoặc cảm giác khó chịu không bớt sau khi dùng thuốc cũng là dấu hiệu cần đến bác sĩ ngay. Có thể bạn dùng không đúng loại thuốc, cũng có thể có một căn nguyên sâu xa và nguy hiểm nào đó của căn bệnh bạn mắc phải. Những cơn đau nhức khiến bạn "không chịu nổi", không thể nhấc mình lên làm việc gì… cũng đòi hỏi có sự can thiệp của thầy thuốc.

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Hớn nhấn mạnh: "Các loại thuốc thông dụng, trị triệu chứng mà bạn có thể dễ dàng tìm mua ở nhà thuốc, không cần toa bác sĩ, chỉ áp dụng cho các trường hợp sau: dấu hiệu nhẹ nhàng, cơ thể có đáp ứng sau khi dùng thuốc, các triệu chứng giảm dần.

Khi dùng thuốc, cần theo dõi bệnh nhân hoặc tự mình theo dõi các dấu hiệu nếu là trị bệnh cho chính mình, trong vòng không quá 2 ngày mà triệu chứng không còn, bạn có thể yên tâm. Chỉ cần một trong những yếu tố trên không được đáp ứng, bạn phải đi khám".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo