xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống dịch triệt để, mạnh tay

LÊ TRƯỜNG - NGỌC DUNG

Thủ tướng Chính phủ ra công điện kêu gọi người dân tẩy chay mạnh mẽ người nhập lậu gia cầm và vận chuyển, tiêu thụ gia cầm nhập lậu vì lợi nhuận cao mà phát tán cúm gia cầm cho hàng chục triệu dân

Chiều 15-4, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có cuộc họp với các cơ quan, ban, ngành để đánh giá toàn bộ quy trình khống chế bệnh cúm A/H5N1 ở chim yến.

img

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm nặng vào tháng 3-2013. Ảnh: NGỌC DUNG

Chưa đủ điều kiện công bố dịch tại Ninh Thuận

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận, sau khi phát hiện nhiều chim yến bị chết vào ngày 28-3, cơ sở nuôi chim Thanh Bình (số 592 Thống Nhất, TP Phan Rang - Tháp Chàm) của Công ty CP Yến Việt đã 5 lần gửi mẫu chim chết với tổng số 25 con và 1 mẫu của hộ ông Nguyễn Mỹ Hải (cách cơ sở Thanh Bình khoảng 50 m) đi xét nghiệm. Các mẫu này đều cho kết quả dương tính với virus cúm A/H5N1.
Trước tình hình này, từ ngày 10 đến 14-4, cơ quan thú y đã lấy mẫu trên 80 chim bố mẹ, 63 con chim non, 115 tổ, 115 mẫu phân chim tại 27 hộ nuôi yến ở 13 xã, phường của TP Phan Rang - Tháp Chàm gửi đi kiểm dịch. Cơ quan Thú y Vùng 6 (Cục Thú y - Bộ NN-PTNT) kết luận tất cả các mẫu bệnh phẩm này đều cho kết quả âm tính.
Ông Trần Xuân Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Thuận kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh Ninh Thuận, nhận định: Tình hình cúm A/H5N1 trên chim yến nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng công tác khống chế dịch bệnh đã có kết quả khá tốt.
Từ ngày 28-3 đến 5-4, tại cơ sở nuôi chim Thanh Bình, số lượng chim chết đến 4.077 con nhưng sau khi được tiêu độc, khử trùng và áp dụng một số giải pháp như tạo thông thoáng tường nhà, bố trí thêm ống thông gió, thu dọn phân chim hằng ngày… thì số chim chết từ ngày 6-4 đến nay chỉ còn khoảng 5-7 con/ngày.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, tại số nhà 586/2/5 Thống Nhất (gần nhà chim Thanh Bình) chiều 15-4 đã phát hiện 1 con chim yến chết. Nhận định về khả năng bệnh cúm A/H5N1 ở chim yến đã thành dịch, ông Trần Xuân Hòa cho biết: Theo nguyên tắc, để công bố dịch tại 1 phường thì phường đó phải có 3 điểm có chim chết nhiều do bệnh cúm.
Nếu công bố dịch tại TP Phan Rang - Tháp Chàm thì ít nhất có 3 xã, phường có dịch bệnh. Quan điểm của tỉnh là sức khỏe cộng đồng phải đặt lên hàng đầu nhưng cần xem xét thật cẩn thận về diễn biến của bệnh cúm A/H5N1 trên đàn chim yến để có quyết định kịp thời, đúng quy định.
img
Nhân viên thú y lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nuôi chim yến ở TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận Ảnh: LÊ TRƯỜNG

Quyết liệt, chủ động phòng ngừa

Trước diễn biến phức tạp của cúm A/H5N1, H7N9, Thủ tướng Chính phủ ngày 15-4 đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương  chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất số người và gia cầm mắc bệnh và chết do cúm gia cầm H5N1 và H7N9.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan báo chí, UBND các tỉnh và TP, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc và Tây Nam, thông tin thường xuyên, cập nhật về tác hại của việc buôn lậu, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm tới sức khỏe con người; tẩy chay mạnh mẽ người nhập lậu gia cầm và vận chuyển, tiêu thụ gia cầm nhập lậu vì lợi nhuận cao mà nhập khẩu, phát tán cúm gia cầm cho hàng chục triệu dân và hàng triệu gia cầm.

Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc thực hiện “Đề án phòng ngừa việc vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép”. Đặc biệt, cần chỉ đạo quyết liệt việc xử lý các chủ hàng, chủ phương tiện chuyên chở gia cầm theo đúng quy định của pháp luật, phải giữ xe, thuyền có thời hạn và tịch thu đúng quy định của pháp luật khi việc vận chuyển gia cầm qua biên giới là bị cấm như hiện nay.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế và Bộ NN-PTNT theo dõi sát sao tình hình dịch cúm A/H5N1 và H7N9 để có thông tin kịp thời cho người dân hiểu đúng về dịch bệnh; tiếp tục hướng dẫn người nuôi chim yến và chính quyền địa phương trong việc phòng ngừa và xử lý hiệu quả nhất việc chim yến bị nhiễm cúm gia cầm.
Gà đồi Yên Thế vẫn an toàn

Cùng ngày, đoàn công tác liên ngành của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác phòng chống cúm A/H7N9 tại huyện Yên Thế - Bắc Giang. Theo ông Lưu Xuân Vượng, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, việc kinh doanh gia cầm nhập khẩu trái phép trên địa bàn Bắc Giang vẫn diễn ra rất phức tạp do có nhiều tuyến đường giao thông tiếp nối với các tỉnh giáp biên giới cửa khẩu Trung Quốc. Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho đàn gia cầm, lây truyền cúm A/H5N1, H7N9 rất cao. Cũng theo ông Vượng, đến thời điểm này, thương hiệu “gà đồi Yên Thế” vẫn an toàn trước dịch bệnh. Hiện trên địa bàn huyện đang có khoảng 4,5 triệu con “gà đồi”. Tại buổi kiểm tra, PGS-TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, đề nghị địa phương giám sát việc vận chuyển gia cầm trên địa bàn và kiểm soát chặt chẽ giống gia cầm nuôi...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo