xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa có ca nhiễm não mô cầu nặng

Bài và ảnh: ANH THƯ

Bệnh nhiễm não mô cầu đã xuất hiện ở nhiều quận, huyện tại TPHCM nhưng đều không biến chứng nặng, nhiều ca đã sớm xuất viện

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1-TPHCM, từ ngày 20-1 đến nay, khoa tiếp nhận 7 ca nghi ngờ nhiễm não mô cầu nhưng không có trường hợp nào nặng.
Ở hầu hết các trường hợp, kết quả phết họng cho thấy có vi khuẩn nhưng qua cấy máu lại cho kết quả âm tính nên BV chỉ xác định bệnh nhi ở mức “nghi ngờ nhiễm não mô cầu”. Tuy nhiên, do đặc điểm của bệnh nên các trẻ này cũng được điều trị, theo dõi giống như trẻ nhiễm bệnh. Đến sáng 31-1, hầu hết các bệnh nhi này đã xuất viện, chỉ còn 3 bệnh nhi nhưng cũng đã hồi phục sức khỏe, các vết sang thương da đang lành và sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

TS-BS Hà Mạnh Tuấn, Giám đốc BV Nhi Đồng 2, cũng cho biết trong cả dịp Tết Nguyên đán, BV này chỉ tiếp nhận 1 ca trẻ nhiễm não mô cầu. Tuy nhiên, đấy cũng chỉ là ca bệnh nhẹ và đã được cho xuất viện cách đây vài ngày. TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới, cho biết trong thời gian từ ngày 20-1 đến nay, BV này chưa có ca nhiễm não mô cầu nào nhập viện.

img
Một ca bệnh nhi nghi nhiễm não mô cầu điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1- TPHCM
Theo bác sĩ Khanh, nhiễm não mô cầu có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm màng não… Trong đó, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết do não mô cầu tối cấp, có thể gây tử vong cao trong vòng 6-12 giờ. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm gặp. Viêm màng não cũng là một dạng biến chứng cần được lưu ý. Các dạng khác thường gặp của bệnh như nhiễm trùng huyết nhẹ thì không đáng lo lắm, trẻ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh nếu được chăm sóc đúng cách.
Bác sĩ Khanh lưu ý biểu hiện thường gặp khi trẻ bị nhiễm não mô cầu là sốt rất cao kèm với sang thương da dạng xuất huyết. Sang thương da này có thể dạng chấm hoặc là mảng hình bản đồ; nặng hơn là xuất hiện vết tím ở giữa mảng da bị xuất huyết, còn gọi là hoại tử trung tâm hay tử ban. Các vùng xuất huyết này có thể xuất hiện ở nhiều nơi nhưng đa số là ở mông, bụng và kết mạc. Đặc biệt là các vùng xuất huyết này sẽ lan ra rất nhanh và lan càng nhanh thì cho thấy bệnh càng nặng.
Nếu phát hiện trẻ có các biểu hiện sốt cao và xuất huyết dưới da như mô tả, người nhà nên nhanh chóng đưa trẻ đến BV nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết nặng, viêm màng não.

Lập đội thường trực chống dịch 24/24 giờ

Ngày 31-1, ông Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, cho biết đến thời điểm này, cả nước đã có 5 tỉnh, TP ghi nhận có bệnh nhân viêm não mô cầu là Hà Nội, TPHCM, Long An, Bình Phước và Quảng Trị. Tại TPHCM, bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, cho biết từ khi xuất hiện ổ dịch đầu tiên tại quận 7, đến nay, toàn TP đã có 11 ca nhiễm não mô cầu, đa phần là trẻ em.

Trong khi đó, các ca bệnh tay chân miệng tiếp tục được phát hiện ở nhiều tỉnh, TP. Từ ngày 21 đến 30-1, cả nước ghi nhận 173 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 10 địa phương nhưng không có tử vong.
Trước tình hình này, cục vừa có văn bản đề nghị các cơ sở y tế tăng cường phòng chống các bệnh dịch. Cục yêu cầu các địa phương thành lập đội thường trực chống dịch 24/24 giờ, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, hỗ trợ xử lý triệt để ổ dịch.

N.Dung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo