Một ca phẫu thuật nâng ngực. Ảnh: Sơn Trần
Bác sĩ thẩm mỹ chính quy không dùng
Hạt silicone lỏng được lấy ra từ ngực của bệnh nhân. Ảnh: Sơn Trần
TS-BS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình - Hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cũng cho biết khoảng hơn một năm trước, ông đã nghe thông tin về túi nâng ngực PIP có chất silicone là không được phép sử dụng trong y tế. Bệnh viện Việt Đức cũng chưa từng sử dụng loại túi ngực này để nâng ngực cho phụ nữ. BS Hà khẳng định sản phẩm này không được nhập khẩu chính thức vào Việt Nam nên nếu có ở thị trường thì có lẽ là hàng trôi nổi.
Không thể tùy tiện đặt túi nâng ngực
GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, khẳng định ở nước ta chưa thấy trường hợp nào bị ung thư vú do dùng túi nâng ngực.
TS-BS Lê Hành, Chủ tịch Hội Phẫu thuật thẩm mỹ TPHCM, nói rõ hơn là đến thời điểm này, chưa có công trình nghiên cứu nào trên thế giới chứng minh rằng dùng túi nâng ngực nhãn hiệu PIP có thể gây ung thư trên người. Ngay cả các công trình nghiên cứu so sánh giữa người không sử dụng túi nâng ngực và người bình thường thì tỉ lệ ung thư của hai nhóm này cũng tương đối bằng nhau.
Nhiều chuyên gia thẩm mỹ và ung thư khác cho biết thêm là thời gian gần đây, nhu cầu phẫu thuật đặt túi nâng ngực của phụ nữ tăng nhanh chóng. Không chỉ phụ nữ ở tuổi trung niên, giới showbiz mà ngay cả học sinh, sinh viên 17 - 18 tuổi cũng mong muốn “nâng cấp” vòng 1. Tuy nhiên, theo các BS trong ngành thẩm mỹ, đặt túi nâng ngực là một phẫu thuật nên không thể làm tùy tiện mà phải thực hiện ở những cơ sở được cơ quan y tế cấp phép.
“Với những trường hợp có một số bệnh lý như ung thư vú, đái tháo đường, bệnh tim mạch... và người dưới 20 tuổi thì chúng tôi sẽ không phẫu thuật đặt túi nâng ngực” - TS Trần Thiết Sơn quả quyết.
Thay túi ngực khi hết hạn
Hiện phương pháp nâng ngực được phụ nữ lựa chọn nhiều nhất vẫn là đặt túi ngực nhân tạo dạng chứa nước muối sinh lý hoặc dạng chứa silicone gel bởi độ an toàn cao. Tuổi thọ của túi ngực khá dài (khoảng 10 - 15 năm) và có thể chịu lực mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có khả năng rò rỉ chất liệu bên trong.
“Nếu chẳng may túi silicone bị vỡ có thể gây ra tình trạng viêm của lớp vỏ xơ và hình thành mô sẹo trong vú. Một số phụ nữ có thể có các triệu chứng đau, rát, ngứa, sưng, tê hoặc nổi cục u cứng xung quanh mô cấy... Những biến chứng này tùy thuộc vào từng cơ địa, kỹ thuật đặt túi, chất liệu túi… Khi bị vỡ chỉ cần phẫu thuật lấy ra sẽ không gây biến chứng”- TS Sơn nói.
Sống trong lo lắng
Tại Pháp, nơi sản xuất ra loại sản phẩm túi nâng ngực nhãn hiệu PIP, cơ quan y tế khuyến cáo 30.000 phụ nữ đã cấy túi silicone vào ngực phải phẫu thuật bỏ túi ngực vì có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Trước đó, kết quả của một cuộc điều tra đã cho thấy túi ngực PIP có tỉ lệ vỡ cao hơn các loại túi ngực khác và loại silicone trong đó không được phép dùng trong y tế. Cũng theo kết quả của cuộc kiểm tra này thì silicone sử dụng trong các túi PIP là loại được dùng cho giải phẫu thẩm mỹ cách đây 20-30 năm và hiện nay chỉ còn được dùng trong công nghiệp vì có thể gây rát dẫn đến viêm nhiễm, làm ảnh hưởng cả về sức khỏe lẫn thẩm mỹ.
Hiện hàng trăm phụ nữ Pháp đã được phẫu thuật tháo bỏ loại túi ngực này và rất nhiều trường hợp còn lại đang sống trong lo lắng, nhất là khi có thông tin về 4 phụ nữ sử dụng sản phẩm này bị ung thư, trong đó 2 người tử vong cách đây không lâu. |
Dễ nguy hiểm vì bơm silicone lỏng Theo PGS-TS Trần Thiết Sơn, mặc dù các phương pháp nâng ngực bằng cách bơm trực tiếp silicone lỏng đã bị cấm vì khả năng gây tai biến, sốc và tử vong cao nhưng thời gian qua, các BS vẫn tiếp nhận một số ca biến chứng do làm đẹp theo phương pháp lạc hậu này. Phần lớn các nạn nhân này đã phẫu thuật ở các cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép, những người làm thẩm mỹ dạo hoặc tự mua silicone lỏng về bơm vì “ham” giá rẻ mà kết quả lại nhanh bất ngờ. Hầu hết những người làm đẹp theo cách này đều phải chịu hậu quả nặng nề mà dễ thấy nhất là cục silicone sẽ rải rác lổn nhổn rất xấu, về lâu dài sẽ đau tức vùng ngực, xơ hóa, biến dạng toàn bộ tuyến vú nên phải cắt bỏ, thậm chí đã có trường hợp tử vong do silicone lỏng xâm nhập máu và gây tắc mạch. |
Bình luận (0)