xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyên gia bác thông tin XBB.1.16 gây triệu chứng mới ở trẻ nhỏ

Anh Thư

(NLĐO) - Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước khẳng định hiện tượng viêm kết mạc (mắt đỏ) được một số bác sĩ ở Ấn Độ và Indonesia cho là "triệu chứng mới của XBB.1.16, xuất hiện ở trẻ em" là không chính xác.

Thông tin trên được cho là bắt nguồn từ một bài đăng trên mạng xã hội Twitter của một bác sĩ người Ấn Độ tên Vipin M. Vashishtha, cho rằng triệu chứng viêm kết mạc nhẹ, không có mủ, chỉ ngứa và dính mắt đang nổi lên ở trẻ nhỏ trong làn sóng XBB.1.16 (Ấn Độ hay gọi là Arcturus) và chưa từng xuất hiện trong các làn sóng trước đây.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khác từ Ấn Độ, Việt Nam và các quốc gia khác nhanh chóng bác bỏ điều này.

Chuyên gia bác thông tin XBB.1.16 gây triệu chứng mới ở trẻ nhỏ - Ảnh 1.

Virus SARS-CoV-2 - Ảnh minh họa từ NEWS MEDICAL

Tiến sĩ S.K. Nakra, bác sĩ tư vấn tổng quát về nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Madhukar Rainbow (New Delhi - Ấn Độ), nói với ANI rằng có báo cáo về một số trường hợp viêm kết mạc dù không phổ biến. Các triệu chứng thường gặp nhất vẫn là sốt, ho, đau họng, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức cơ thể và các triệu chứng tiêu hóa...

Bác sĩ Nakra cũng cho hay viêm kết mạc không hề mới mà từng được báo cáo ở một số bệnh nhân ở các làn sóng trước (nhiễm các chủng SARS-CoV-2 khác), với tỉ lệ khoảng 1-3%.

Trả lời phỏng vấn của Eire News Now, tiến sĩ Graham Snyder, Giám đốc Y tế về phòng chống nhiễm trùng và dịch tễ học bệnh viện tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh (UPMC - MỸ) cho biết đây không phải lần đầu tiên viêm kết mạc được mô tả trong COVID-19 và họ đang tìm hiểu xem đây có phải triệu chứng phổ biến nay không, hay có thể là một triệu chứng hoàn toàn không liên quan đến XBB.1.16.

Trong khi đó cố vấn y tế của Eire News Nows - Tiến sĩ Becky Dawson - cho biết mắt đỏ cũng gặp cả ở Zika.

Biến chủng tái tổ hợp khá mới này (được phát hiện từ tháng 1-2023) cũng đang lưu hành tại Mỹ.

Trong một cuộc họp báo toàn cầu gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trưởng nhóm chuyên gia kỹ thuật về COVID-19 của WHO Maria Van Kerhove cho biết XBB.1.16 đã lưu hành vài tháng qua và được báo cáo từ 22 quốc gia, chưa nhận thấy sự thay đổi về mức độ nghiêm trọng.

Các bằng chứng hạn chế cho thấy nó lây lan nhanh hơn vì thoát miễn dịch, nhưng chỉ có thế. WHO xếp XBB.1.16 vào nhóm "biến chủng đang được theo dõi" (VUM), thấp hơi nhóm "biến chủng đang được quan tâm" (VOI) như XBB.1.5. Cả VUM và VOI thấp hơn các VOC (biến chủng gây lo ngại) như Alpha, Delta hay Omicron "gốc".

Hầu hết các quốc gia đều báo cáo các dòng XBB chỉ gây bệnh nhẹ.

Đã có từ thời Delta, thường tự khỏi

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, cố vấn khối nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết viêm kết mạc, mà dân gian hay gọi là đau mắt đỏ, gặp ở nhiều bệnh do virus khác nhau chứ không riêng gì COVID-19 và đơn giản là do đặc tính của con virus.

Trong đó, phổ biến nhất là mắt đỏ ở trẻ em bị nhiễm adenovirus, một loại virus gây triệu chứng như cảm lạnh, bệnh nhẹ, rất hay gặp ở trẻ em từ lâu.

Trong COVID-19, triệu chứng đau mắt đỏ ở vài trường hợp đã từng được báo cáo từ thời Delta (2021), thậm chí trước đó nữa, và gặp cả ở người lớn. Trong các làn sóng Omicron trước cũng vậy.

Thông thường bệnh nhân chỉ đỏ mắt nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị gì, nếu khó chịu có thể vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.

Vì vậy có thể nói đó không phải là triệu chứng mới ở bất kỳ biến chủng mới nào của SARS-CoV-2 và không có gì phải lo lắng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo