Tất cả vẫn đang chỉ là truyền miệng, chưa được xác minh. Nhưng hậu quả là một số trong giới mày râu ngại rau răm có trong những món ăn truyền thống không thể thiếu rau răm như các món: Thủy, hải sản (nghêu sò, hến luộc, xào, nấu canh…; cá bống thệ kho (đặc sản xứ Huế); chả rươi, thịt rùa xé phay…).
Rau răm
Với miền Bắc, thịt gà nói chung ăn với lá chanh, nhưng trong bún thang phải có rau răm. Còn ở miền Nam, nhiều món gà phải có rau răm, đặc biệt trong món gà hấp răm thì tuyệt vời và răm trong gà hấp đó thì còn “trên tuyệt vời”. Có nhiều đấng mày râu đã sẵn sàng chịu giảm “chuyện ấy” để được khoái khẩu với các món hấp răm này (nếu thực sự rau răm làm giảm “chuyện ấy”).
Rau răm có vị cay ấm, khu hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cầm tả lỵ. Bản thảo cương mục nói: Rau răm trừ độc trong tôm cá. Nam dược thần hiệu nói: Trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa). Các sách về sau còn dùng rau răm để trừ giun sán, chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt. Người có thai cấm dùng vì có thể sẩy thai. Người dân Campuchia cũng dùng rau răm làm gia vị, ngoài ra còn dùng để lợi tiểu, hạ sốt, chống nôn…
Rau răm là một trong số rau thơm chủ yếu ở dạng tươi, có lẽ để phát huy thành phần tinh dầu có trong rau răm. Tinh dầu có lẽ là chất chủ công để rau răm đóng vai trò là một trong các loại rau thơm gia vị, rau răm kích thích ăn ngon miệng, sẽ ăn được nhiều và như thế dễ dẫn đến kết quả “ăn no ấm cật, dâm dật suốt đêm”. Nghĩa là rau răm có tác dụng: Tráng dương chứ không phải giảm sút như định kiến? Còn trong sách mới của tác giả Tây y thì nói, rau răm sáp tinh tức là cố tinh, bền tinh cải thiện tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm góp phần kéo dài cuộc truy hoan sung mãn.
Chưa có bằng chứng cho thấy rau răm ảnh hưởng chuyện chăn gối
Một số thực đơn có rau răm sáp tinh:
Trứng lộn rau răm: Rau răm làm giảm mùi tanh, tiêu thực và sáp tinh. Có thể uống thêm chút rượu bia để dẫn thuốc thì càng mạnh.
Châu chấu rang thơm ngon nhưng kích dục, hãy thêm rau răm.
Cháo thịt dê, tỏa dương, cần thêm rau răm. Thịt dê và tỏa dương đều bổ dương. Rau răm khử mùi, tiêu thực và sáp tinh.
Lẩu cá kèo: Cá kèo bổ thận. rau răm chống hoạt tinh.
Nhuyễn thể (nghêu, sò, hến) luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm rau răm. Rau răm còn tiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị.
Chả rươi gồm con rươi, trứng gà, vỏ quýt thái chỉ, thêm rau răm. Con rươi có tính hàn. Thêm vỏ quýt và rau răm để giảm tính hàn.
Thịt gà với người miền Nam lại thích ăn với rau răm. Trong món bún thang Hà Nội và gỏi lòng gà đều có rau răm.
Canh thịt bò rau răm: Thịt bò thái nhỏ, rau răm thái vụn, cà chua.
Gỏi bò rau răm (bò khô): thịt bò khô, đu đủ ương thái chỉ, rau răm, dầu giấm, tương ớt.
Các món gỏi hoặc nộm đều có rau răm để tăng khẩu vị và tiêu thực.
Cá bống thệ là đặc sản của người Huế: món này gồm cá bống thệ, thịt ba chỉ, rau răm và gia vị. Trong món này, rau răm còn khử mùi cá tanh và tiêu thực.
Các chất bổ dương thường kích thích tình dục, gây xuất tinh sớm. Kết hợp với rau răm để chậm xuất tinh, kéo dài thời gian giao hợp, làm chậm không có nghĩa là gây suy giảm.
Bình luận (0)