Sau khi là việc đại diện Bộ Y tế nhận xét ban đầu là: tất cả các quá trình từ điều tra dịch tễ học, thu dung, điều trị… đều phù hợp với hướng dẫn điều trị bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 của Bộ Y tế. Đặc biệt, việc Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa đã xin ý kiến của chuyên gia về virus học ở Bệnh viện nhiệt đới TPHCM là rất phù hợp… Ngay sau cuộc họp này, các nhận xét và tài liệu liên quan về cuộc họp, tài liệu liên quan đến quá trình điều trị bệnh nhân… sẽ được chuyển về Bộ Y tế, xin ý kiến của các chuyên gia về virus học, trước khi khẳng định nguyên nhân trực tiếp gây tử vong. Bởi trường hợp này khá đặc biệt, chị L khỏe mạnh, không có nguy cơ cao đi kèm có thể gây diễn tiến xấu cho bệnh (người già, trẻ em, người có tiền sử bệnh mãn…)
Theo ông Lê Tấn Phụng chưa thể rút kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, điều trị đối với bệnh nhân đã tử vong Trần Thị Kim L. vào lúc này vì theo nguyên tắc của bệnh viện, sau khi có ca bệnh tử vong, phải tiến hành kiểm thảo tử vong trong vòng 15 ngày (kể từ ngày bệnh nhân tử vong). Như vậy, phải sau 15 ngày (kể từ ngày bệnh nhân tử vong), hoàn thành kiểm thảo tử vong, mới có thể tổ chức rút kinh nghiệm.
Sau khi chị Trần Thị Kim L. tử vong, người dân tại địa phương rất hoang mang. Bà Lê Thị Mai Loan - chủ tịch UBND phường Phước Long cho biết, người dân yêu cầu được phun thuốc khử trùng tại ngõ này, nhưng trung tâm y tế từ chối.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa, việc phun thuốc tiêu độc khử trùng tại căn nhà trọ của vợ chồng chị L thuê đã làm xong, đủ để tiêu độc khử trùng đúng quy trình và chỉ định. Việc phun thuốc cả con phố là không cần thiết.
Trung tâm đã đi khảo sát quán phở chị L. làm thuê, đồng thời chỉ đạo Trạm y tế các phường Phước Long (nơi chị L. thuê nhà trọ), Vĩnh Trường (nơi chị L. bán phở) và Vĩnh Nguyên (nhà cha mẹ chị L.) thông báo bằng loa cho tất cả nhân dân, ai từng ăn phở và tiếp xúc với chị L, nếu thấy triệu chứng cảm cúm, phải đến các cơ quan y tế thăm khám kịp thời.
Bình luận (0)