xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơn đau gút và cách điều trị

Bác sĩ Ngô Văn Tuấn

Cơn đau gút (gout) hay còn gọi là cơn thống phong thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, là hậu quả của sự kết tủa axít uric trong khớp. Bệnh nhân thường là nam giới, tuổi đời từ 30-60. Phụ nữ ít bị bệnh gút.

Cơn đau nhức đầu tiên thường thấy vào ban đêm: đau dữ dội ở ngón chân cái của một bên chân (ngón chân cái bên bàn chân kia không đau). Trong vài giờ, ngón chân cái sưng to dần, ửng đỏ và nóng lên. Cơn đau ngày càng tăng dần, đụng nhẹ vẫn thấy đau. Ngày nay, cơn đau gút được biết như là phản ứng của khớp do sự tích tụ các tinh thể urat trong khớp. Như vậy, bệnh gút không phải là bệnh viêm nhiễm do vi trùng hay ký sinh trùng mà do chuyển hóa kém vì dinh dưỡng không hợp lý. Nguy cơ bệnh gút thể hiện khi hàm lượng axít uric trong máu lên đến 70 mg/lít.

Để điều trị cơn đau gút cấp tính, bác sĩ cho dùng thuốc chống viêm, thuốc an thần, kiềm hóa nước tiểu. Thời gian điều trị 10-15 ngày. Sau đó chuyển sang điều trị dự phòng với các yêu cầu:

- Kiêng lòng, phủ tạng động vật, sò ốc, thịt cá, tôm cua. Ăn thịt không quá 150 g/ngày. Có thể ăn trứng, hoa quả. Nên ăn nhiều rau, dùng đạm thực vật. Giảm calo nếu béo phì. Không uống rượu bia và kiêng các chất kích thích như ớt, cà phê.

- Uống nhiều nước (khoảng 2-4 lít/ngày), đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14 0/00. Cách này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.

- Tránh các thuốc làm tăng axít uric trong máu (furosemid, thiazid, cyclosporin). Tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp (như chấn thương, stress...). Dùng thuốc tăng thải tiết axít uric. Vận động hằng ngày, tránh béo phì, gắng sức, căng thẳng và lạnh đột ngột. Kiểm soát các bệnh lý đi kèm như: cao huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường.

Để điều trị cơn đau gút mạn tính, thực hiện chế độ ăn kiêng như với cơn đau cấp tính; dùng dung dịch kiềm, dùng thuốc giảm tổng hợp axít uric; dùng thuốc chống viêm với liều nhỏ để dự phòng đợt sưng đau. Thời gian điều trị: nội trú khoảng 10-15 ngày, sau đó chuyển sang ngoại trú với thời gian tối thiểu 6 tháng.

Điều trị bằng đông y: Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh y học cổ truyền có phương pháp, bài thuốc trị gút hiệu quả. Cụ thể, một số loại dược liệu có tác dụng hạ axít uric máu như kim tiền thảo (lợi tiểu và tăng thải axít uric qua đường niệu), ngải cứu (ức chế mạnh xanthine oxydase giúp giảm tổng hợp axít uric), lá sa kê (kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, điều trị gút hiệu quả), hy thiêm (kháng viêm, giảm đau, hạ axít uric máu...).

Ngoài ra, bệnh gút còn được điều trị thêm bằng các phương pháp không dùng thuốc khác như châm cứu, vật lý trị liệu, dưỡng sinh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo