Theo đó, cụ bà tên T.T.C. (ngụ huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng háng, bàn chân vận động không nổi sau khi té võng; tiền sử tăng huyết áp và nhiều bệnh lý nội khoa tim mạch đang điều trị.
Các bác sĩ đang phẫu thuật thay khớp cho cụ bà T.T.C.
Tại đây, bệnh nhân được hội chẩn và chụp X quang khung chậu thẳng, kết quả cho thấy gãy cổ xương đùi, nguy cơ tim mạch và hô hấp trong phẫu thuật cao do cao tuổi, lão suy, kết hợp nhiều bệnh nội khoa như tăng huyết áp, hở van hai lá, hở van động mạch chủ. Các bác sĩ quyết định hồi sức nội khoa cho bệnh nhân và tiến hành phẫu thuật.
Ê-kíp phẫu thuật gồm các bác sĩ chuyên môn của bệnh viện đã thực hiện thành công thay khớp háng bán phần chỉ hơn 40 phút.
Bệnh nhân C. sau phẫu thuật
Hiện tại, bệnh nhân C. dấu hiệu sinh tồn ổn định, tỉnh, tiếp xúc tốt, khám vận động khớp háng tốt và tự ngồi được.
Theo BS.CKII Huỳnh Thống Em - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện - cho biết té ngã rất thường xảy ra ở người lớn tuổi, tỉ lệ và độ trầm trọng của té ngã tăng lên ở độ tuổi 60, đặc biệt phụ nữ. Điều quan trọng là ở người cao tuổi, té thường gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn như gãy xương, do người cao tuổi có tỷ lệ khá cao mắc bệnh loãng xương. Gãy xương gây ra nhiều biến chứng và di chứng, tiêu tốn rất nhiều tiền của cho quá trình chăm sóc và điều trị.
Ngoài ra, té ngã có thể gây chấn thương sọ não, có khi phải nằm liệt giường, các hậu quả tiếp theo về thần kinh, tâm thần cũng như về thể chất cũng nặng nề hơn so với người trẻ rất nhiều. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân khi té ngã, đặc biệt là người lớn tuổi cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bình luận (0)