xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cứu sống chân, tay

ANH THƯ

Trong những chấn thương khiến mạch máu, dây thần kinh, gân, cơ… của các chi bị đứt rời, biện pháp xử lý ban đầu rất quan trọng và nhiều khi quyết định việc các bác sĩ có thể nối lại phần chi ấy hay không

Vừa qua, Bệnh viện (BV) Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM tiếp nhận một nữ bệnh nhân được chuyển đến cùng một chiếc… thùng đá nhỏ. Bệnh nhân tên Ng.T.X.T (40 tuổi) bị tai nạn lao động trong lúc đang vận hành máy móc khiến ngón tay cái trên bàn tay phải đứt lìa, kéo theo một đoạn gân dài hơn 20 cm. Các đồng nghiệp đã nhanh chóng cầm máu cho chị và đem phần ngón tay đứt lìa bọc vào khăn, bỏ vô thùng nước đá rồi chuyển đến BV.

Đứt lìa, vẫn có cơ hội

Các bác sĩ (BS) đã mất khá nhiều thời gian để phẫu thuật cho chị T. bởi ngoài việc nối ngón tay - gồm nhiều mạch máu, dây thần kinh, xương, gân… - còn cần nhiều đường rạch để đưa phần gân bị rút ra về vị trí cũ. Ca phẫu thuật đã thành công, ngón tay của chị sống tốt trong lần tái khám sau đó 1 tuần.

Đây không phải là lần đầu tiên BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM tiếp nhận trường hợp bị đứt lìa chi hoặc một phần chi như thế. Là một trong các tình huống rất khó khăn trong ngành chấn thương chỉnh hình, ca phẫu thuật thành công phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố: khả năng của cơ sở y tế, phần chi bị rời ra và phần còn lại trên cơ thể có bị giập nát hay thương tổn nào thêm không, nạn nhân có được sơ cứu đúng cách không... Đôi khi còn trông chờ yếu tố may rủi vì có ca phẫu thuật xong vẫn không nuôi sống được chi, trong khi ca khác tưởng nặng lại hồi phục rất ngoạn mục.

Theo BS Đinh Văn Thủy, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Nhân dân Gia Định, với các chấn thương nặng làm đứt lìa, gần lìa hay chỉ đứt một phần chi, điều đầu tiên là cần bình tĩnh để giải quyết tình huống, không nên vội bi quan. BS Thủy từng gặp nhiều ca hồi phục ngoạn mục. Chẳng hạn, một người bị đứt cả 4 đầu ngón tay nhưng sau khi được nối và tập phục hồi chức năng đã hồi phục. Một người khác bị đứt rời cả cẳng tay, tưởng như không cứu nổi nhưng sau một thời gian điều trị đã hồi phục được 90% chức năng.

“Nếu phần chi bị đứt lìa được bảo quản đúng cách và nạn nhân được chuyển tới BV sớm (tốt nhất là trong vòng 1-2 giờ) thì cơ hội để các BS nối thành công và giúp phần chi sống tốt trở lại là không nhỏ” - BS Thủy khẳng định.

 

Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCMẢnh: HOÀNG TRIỀU

Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

 

Sơ cứu rất quan trọng

Theo TS-BS Nguyễn Tiến Lý, Phó Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, khi gặp tình huống tương tự, điều quan trọng đầu tiên là phải cầm máu cho nạn nhân. Bởi lẽ, khi đứt lìa một phần cơ thể thì nạn nhân thường bị mất rất nhiều máu, thậm chí tử vong vì lý do này. Nên dùng gạc, băng, vải sạch băng ép lại vết thương. Đối với ga-rô, chỉ nên dùng trong tình huống việc băng ép không hiệu quả vì phương pháp này nếu dùng quá lâu (thường trong khoảng 1 giờ) thì phần cơ thể phía dưới ga-rô có thể bị hoại tử do thiếu máu nuôi.

Đối với các trường hợp đứt nhưng không lìa hẳn, nên dùng nẹp cố định lại phần chi bị chấn thương để tránh tình trạng khi di chuyển, vùng này tiếp tục bị chấn động có thể gây sốc cho nạn nhân. Để làm nẹp, có thể tìm thanh gỗ, ván... và dùng vải quấn lại nếu không có dụng cụ chuyên dùng.

Đối với phần chi đã bị tách rời khỏi cơ thể, nên bọc lại bằng 1-2 lớp khăn sạch, cột kín trong bọc ni-lông và bỏ vào thùng đá giữ lạnh rồi nhanh chóng đưa đến BV cùng với nạn nhân. Phần này càng được bảo quản tốt thì cơ hội để nối lại chi thành công càng cao. Một số người thấy phần chi bị thương quá bẩn liền rửa sạch nhưng cách làm này không được khuyến khích. Bởi lẽ, nếu không biết cách thì có thể khiến những tổn thương tăng thêm hoặc vi khuẩn xâm nhập do nguồn nước rửa thiếu vệ sinh.

 

Mau lành nhờ tập phục hồi chức năng

Theo BS Đinh Văn Thủy, dù BV đã ráp nối thành công phần cơ thể bị đứt lìa nhưng để giữ cho phần cơ thể ấy được “sống” tốt còn phụ thuộc nhiều vào việc tập luyện của bệnh nhân nhằm phục hồi chức năng sau này.

Nhiều người thấy vết thương nặng quá đã tỏ ra hoài nghi khi được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu vốn gây không ít đau đớn hoặc không dám tập vì sợ lâu lành. Thực ra, theo các nghiên cứu trên thế giới, càng tập siêng năng, vết thương càng dễ lành và các chức năng cũng hồi phục tốt hơn. Vì vậy, thân nhân nên động viên người bệnh luyện tập sau phẫu thuật, yên tâm và tuân thủ nghiêm ngặt bài tập do bác sĩ chỉ định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo