Năm nay bé 4 tuổi rưỡi, tôi dự định khi đến tuổi học tiểu học sẽ cho bé học bán trú nên khá lo lắng. Tôi đọc báo thấy có những người vì thể trạng dễ dị ứng mà gặp nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Bác sĩ vui lòng cho biết tôi phải làm gì?Trần Văn Khang (quận 4, TP HCM)
BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng Thành phố (TP HCM): Với những tác nhân liên quan đến môi trường, có 2 lý do dẫn đến tình trạng da bé hay ngứa ngáy, nổi mẩn.
Thứ nhất là bé thường tiếp xúc với môi trường có nhiều yếu tố gây dị ứng như bụi, mạt nhà, sơn, không khí ô nhiễm... Trường hợp này muốn hết thì phải loại trừ những yếu tố trên khỏi môi trường sống của bé.
Thứ hai là bản thân bé có cơ địa dị ứng mà dân gian hay gọi là "máu phong". Trường hợp này bé cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Anh có thể đưa con đến khoa nhi của các BV chuyên khoa da liễu hoặc khoa da liễu trong các BV nhi đồng. Thông thường, bé sẽ được chỉ định dùng những loại thuốc bôi an toàn, có tác dụng bảo vệ da, dưỡng da và tình trạng dị ứng sẽ cải thiện.
Về vấn đề con gái anh bị dị ứng với thức ăn nào, anh có thể đưa bé đến đơn vị khám dị ứng trong các BV nhi đồng để thực hiện test xác định loại thức ăn bé dị ứng.
Thông thường, nếu cháu chỉ bị nổi mẩn ngứa trên da thì tình hình không nguy hiểm nhưng nếu sưng đến mắt, môi, miệng thì anh phải lập tức đưa cháu đến BV, vì rất có thể khi đó đường thở cũng bị phù nề, khiến cháu ngày một khó thở. Ngoài ra, nếu mẩn ngứa đi kèm với đau bụng, ói, mệt nhiều, khó thở, tay chân lạnh... thì cũng phải nhập viện ngay.
Bình luận (0)