xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đái dầm - chứng bệnh không đơn giản

BS Ngô Văn Tuấn

Hiện nay, ở các trường tiểu học đang có vấn đề đáng quan tâm là các em học sinh thường nhịn tiểu trong giờ học. Hậu quả nhãn tiền là đái dầm, còn sau này có thể nhiễm trùng đường tiểu, dẫn đến cao huyết áp và sẹo thận.

img

 

Bàng quang của trẻ nhũ nhi đựng nước tiểu đến một mức nào đó thì tự động co lại để tống nước tiểu ra. Khi trẻ lớn lên, hệ thần kinh phát triển, não của trẻ bắt đầu nhận những tín hiệu từ bàng quang đầy nước tiểu và tiếp theo là ra lệnh cho bàng quang không tự động co bóp cho đến khi trẻ quyết định thời gian và nơi chốn để tiểu tiện. Trẻ bị đái dầm là do bị rối loạn ở một trong các khâu này.

Đái dầm ít xảy ra sau 5 tuổi (khoảng 10% trẻ bị). Trẻ gái mắc gấp 2 lần trẻ trai. Ở Bệnh viện Trung ương Huế, mỗi năm có khoảng 6.000-7.000 trẻ đến khám vì đái dầm. Có 2 loại đái dầm: đái dầm ban ngày và đái dầm ban đêm.

Đái dầm ban ngày là do một số nguyên nhân như: bàng quang tăng hoạt, thói quen đi tiểu bất thường. Đối với nguyên nhân bàng quang tăng hoạt, do bàng quang co thắt mạnh mà không báo trước, cơ xung quanh niệu đạo không thể giữ nước tiểu chảy ra. Một đứa trẻ không muốn đi vệ sinh trong trường hoặc không muốn ngừng những hoạt động thú vị nên nó lờ đi những tín hiệu về bàng quang đang căng đầy, dẫn đến đái dầm.

Đái dầm ban đêm là do sự phát triển thể chất chậm, sản xuất nước tiểu quá nhiều vào ban đêm, thiếu khả năng nhận ra bàng quang đầy nước, lo lắng. Độ tuổi từ 5 đến 10, đái dầm ban đêm có thể do dung tích bàng quang còn nhỏ, do ngủ nhiều, hệ thống báo hiệu bàng quang đầy hoặc rỗng hoạt động kém. Hiện tượng này sẽ mất đi khi bàng quang to ra và hệ thống báo hiệu trở nên linh hoạt. Thông thường cơ thể sản xuất nội tiết tố làm chậm sự sản xuất nước tiểu, gọi là nội tiết tố chống lợi tiểu. Nếu cơ thể không sản xuất đủ  nội tiết tố này vào ban đêm, sự sản xuất nước tiểu không được chậm lại khiến bàng quang đầy nước tiểu, khi trẻ không biết điều này để thức dậy đi tiểu thì trẻ sẽ bị đái dầm.

Một vài gien di truyền ở nhiễm sắc thể số 13 là một nguyên nhân khác nữa gây bệnh. Nếu cả bố mẹ bị đái dầm hồi còn nhỏ, trẻ sẽ có nguy cơ  80% bị bệnh. Đái dầm ban đêm có thể là một triệu chứng của căn bệnh khó thở tắc nghẽn khi ngủ do viêm amidan.

Bệnh đái dầm sẽ hết theo thời gian khi có một số biến đổi như: dung tích bàng quang tăng lên, việc sản xuất nội tiết tố chống lợi niệu trở về bình thường, bàng quang tăng hoạt trở về  ổn định, trẻ thích nghi dần với tín hiệu bắt đi tiểu. Tùy thuộc vào lứa tuổi, tình trạng bệnh mà thầy thuốc sẽ cho thuốc phù hợp. Ngoài ra còn có biện pháp khác là “huấn luyện bàng quang” bằng cách dạy trẻ biết trước nhu cầu đi tiểu ban đêm như thức dậy đúng giờ. Thêm vào đó, cho trẻ uống ít nước trước khi đi ngủ, còn ban ngày  thì lập chương trình đi tiểu, ví dụ 2 hoặc 3 giờ/lần.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo