Vào năm 1983, cú sút ghi điểm của cầu thủ Bernie Quinlan trong một trận chung kết đã khiến ông Abbott ngã quỵ ngay trên khán đài. Sau khi được cứu chữa, câu đầu tiên mà ông thốt lên khi tỉnh lại là: “Chúng ta có thắng không?”.
Cơn đau tim cuối cùng của ông diễn ra vào năm 1991, khi ông đang ở nhà xem đội Hawthorn đấu với West Coast Eagles trong trận chung kết. “Ông ấy chết với một nụ cười trên gương mặt. Nếu ông ấy có ý muốn ra đi, có lẽ khoảnh khắc tuyệt nhất sẽ là khi đang xem đội Hawthorn chơi,” con rể của ông, Chris Adam cho biết.
Hằng năm, có đến 55.000 người Úc trải qua một cơn đau tim, và những cuộc nghiên cứu tầm quốc tế đã chứng minh rằng việc cổ vũ cho đội yêu thích của mình khi xem thể thao chính là một trong những tác nhân gây đau tim. Ngoài ra, tạp chí khoa học New England Journal of Medicine cũng đã khảo sát được rằng các trường hợp trụy tim tại Đức đã tăng lên gấp đôi trong mùa giải World Cup năm 2006.
Tiến sĩ Robert Grenfell của Tổ chức Tim mạch đưa ra lời giải thích: “Có lẽ, nguyên nhân là vì bạn phải chịu quá nhiều áp lực cùng một lúc. Những sự hào hứng và phấn khích khi theo dõi một sự kiện thể thao có thể là quá sức đối với tim của bạn”.
Ông cũng khuyên rằng mọi người cần phải học cách nhận biết những dấu hiệu của người bị đau tim để có thể cứu mạng người khác, hay thậm chí là cứu lấy chính mình. Các dấu hiệu cho thấy có người sắp bị đau tim là sự đau đớn, áp lực đè nặng lên một hoặc nhiều nơi ở phần trên của cơ thể như cổ, hàm, cánh tay, vai hoặc lưng, buồn nôn, thở gấp, hoa mắt hoặc toát mồ hôi lạnh.
Bình luận (0)