Các kích thích cơ học, sinh hóa học tác động vào các đường cảm thụ trên lòng bề mặt đường thở truyền đến các đầu mút tận cùng dây thần kinh số X và XI, lan đến kích thích trung tâm ho ở thành tuỷ. Các tác nhân kích thích này thường làm đờm dãi, dị tiết của nhiễm trùng hô hấp, dị vật, dị nguyên lọt vào đường thở.
Đôi khi tác nhân là sự chèn ép từ ngoài vào đường thở như: u, hạch, tràn khí, tràn dịch trung thất màng phổi, tim to,… Do đó, đa phần ho tạo ra một phần hiệu quả có ích, hoặc ít nhất cũng là một triệu chứng giúp cho chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, chỉ một phần nhỏ gây ra hậu quả xấu như ho quá nhiều, dữ dội, gây đau tức ngực, nôn, mệt lả, …
Các dạng của ho, cách phòng, chữa trị:
Ho hoặc là triệu chứng của một bệnh hoặc là một cách phản ứng của cơ thể với nhân tố kích thích họng hay khí quản. Ho có thể đưa đờm lên phổi và chất nhớt từ trong khí quản mà người ta gọihiện tượng này là ho có đờm. Ho khan không sinh ra đờm, không nhằm mục tiêu có ích nào cả và nhiều khi không rõ nguyên nhân. Nhân tố kích thích làm ho có thể là chất nhớt MUCUS từ các xoang bị nhiễm trùng kinh niên hoặc nước mũi do cảm thường, cả hai đều chảy xuống và làm ngứa phía sau cuống họng. Ho khan có thể là cách phản ứng của cơ thể để đưa lên một vật lạ bị dính vào phế quản.
Nguyên nhân gây ho ở trẻ
Thường là những trẻ có tạng dị ứng, trong dinh dưỡng lại thiếu chất sắt cũng có thể do trẻ đi học ở trường mầm non bị lây nhiễm. Tuy nhiên, ho có thể là do trẻ bị ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn xung quanh trẻ như hút thuốc lá làm kích thích cổ họng bé và làm cho bé ho.
Cha mẹ cần lưu ý:
· Khi bé bị ho lên đờm, hãy cho bé nằm ngang, duỗi thẳng chân trên đùi bạn sau đó vuốt nhẹ lưng giúp bé ho dễ hơn.
· Không cho bé uống thuốc cắt cơn ho đối với chứng ho có sinh đờm. Vì nếu bé không ho văng đờm ra được thì dễ có nguy cơ nhiễm trùng đường thở.
· Giúp bé lấy vật lạ ra nếu có.
· Nên cho bé uống nước chanh nóng pha với mật ong để giúp bé nớt đau họng.
· Điều quan trọng là nên đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu bé không bớt ho trong khoảng 3 đến 4 ngày, hay bé không ngủ được vào ban đêm, hoặc không lấy đi được dị vật ra khỏi cuống họng bé. Đưa bé tới bác sĩ điều trị ngay nếu bé sinh ra ho từng cơn, thở khò khè.
Những điều cần tránh khi bé bệnh
· Giữ yên tĩnh cho bé. Giữ cho bé ấm áp để tránh bất cứ nhiễm trùng nào lan vào phổi gây viêm phế quản.
· Không cho bé chạy chơi nhiều vào ban ngày bởi vì thở hụt hơi có thể tạo ra cơn ho.
· Nên cho bé nằm sấp hay nằm nghiêng hẳn sang một bên vào buổi đêm để cho chất nhớt không chảy vào cuống họng gây ho.
· Giữ nhiệt độ trong phòng bé đủ ấm, thông thoáng, không để phòng quá nóng.
· Điều quan trọng là không hút thuốc trong nhà hoặc đưa bé tới nhiều nơi có khói.
Lưu ý:
· Hết sức cẩn trọng trong việc dùng thuốc trong trường hợp ho cấp tính, ít ảnh hưởng đến toàn trạng, không có nguy cơ gây ra các biến chứng. Chỉ dùng thuốc để điều trị khi biết rõ nguyên nhân là do nhiễm trùng hô hấp cấp. Nên sử dụng thuốc chống viêm, thuốc dãn phế quản, hút thông đường thở cho trẻ…
· Với trẻ nhũ nhi (dưới 1 tuổi) không nên dùng thuốc ho vì: Lòng phế quản hẹp nhỏ, dễ tắc đờm rãi, cần tôn trọng phản xạ ho để tống thải thông đường thở. Trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc thuốc ho nếu trong thuốc có chất an thần, chế phẩm thuốc phiện làm ngủ sâu, ngừng thở, hoặc thuốc ho có chất kháng, histamine sorticoid dễ làm cho đờm rãi khô quánh hơn, gây tắc nghẽn đường thở.
Bình luận (0)