icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đem lại nụ cười cho bờ môi con trẻ

Bài và ảnh: HẢI YẾN

Một trường hợp mắc dị tật khe hở môi - vòm được điều trị thành công phải đạt chuẩn về thẩm mỹ; chức năng ăn uống tốt, nói tròn vành rõ chữ; thể trạng khỏe mạnh; tự tin hòa nhập với cuộc sống

Cách đây 15 năm, dị tật khe hở môi - vòm ở trẻ thường cho là đơn giản, chỉ cần vá môi - vòm là xong. Nhưng thực tế cho thấy nhiều trẻ không được can thiệp toàn diện vẫn còn những khiếm khuyết rõ trên gương mặt, nói ngọng, ngại giao tiếp... Do đó, nếu được can thiệp toàn diện sẽ góp phần thay đổi cuộc đời của trẻ.

Hàng chục ngàn trẻ được "vá" nụ cười

Là phụ huynh của một trong 10.000 ca được phẫu thuật thành công dị tật khe hở môi - vòm, chị T.T.Q (44 tuổi, ngụ Kiên Giang) không giấu được niềm vui và hạnh phúc khi thấy bờ môi con liền lại.

Đem lại nụ cười cho bờ môi con trẻ - Ảnh 1.
Đem lại nụ cười cho bờ môi con trẻ - Ảnh 2.

Sau hành trình dài, bé An Nhiên - con gái chị C.T.V đã có nụ cười tươi tắn và tự tin làm những điều mình muốn. Ảnh do gia đình cung cấp

Chị Q. kể khi mang thai trong thời kỳ giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 nên không có điều kiện thăm khám thai kỳ. Chỉ đến khi thai được 4 tháng chị mới biết con bị hở hàm ếch. "Người ta nói tôi bỏ thai đi vì sinh con dị tật như vậy vừa khổ mẹ vừa khổ con. Hơn nữa, bé cũng nằm ngoài kế hoạch vì mình đã có 3 con. Nhưng con là duyên đến với mình, không bỏ được. Tôi bỏ qua mọi lời dị nghị và chuẩn bị tâm lý để tìm nơi chạy chữa cho con" - chị Q. nhớ lại và khóc.

Với quyết tâm ấy, sau nhiều lần bắt xe khách từ Kiên Giang lên TP HCM để thăm khám và chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật đầu tiên, đến nay con chị đã được phẫu thuật môi thành công. "Dù bác sĩ nói hành trình phía trước còn dài nhưng chặng đường đầu tiên nhìn con dần có được nụ cười trọn vẹn tôi mừng lắm. Tôi sẽ đồng hành với con trên mọi nẻo đường" - chị Q. nói.

Cùng cảnh ngộ, chị C.T.V (35 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) cũng phải gạt bỏ dị nghị để giữ lại con. Mở điện thoại để xem lại hình ảnh con gái 5 tuổi trình diễn thời trang chị V. nghẹn ngào nói: "Các y, bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 như ánh sáng cuối đường hầm giúp con tôi có nụ cười trọn vẹn. Bây giờ, con đã trở thành một cô bé dễ thương, dạn dĩ. Bé thích làm ca sĩ, người mẫu nên tôi cũng đăng ký cho con học mà không quá lo lắng về những dị nghị của người khác. Đây cũng là thành quả vượt ngoài mong đợi, điều mà vợ chồng tôi chưa từng dám nghĩ đến".

Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, Phó Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, cho biết hiện vẫn còn nhiều gia đình khi phát hiện thai nhi hở hàm ếch lại muốn bỏ con. Trong khi đó, bệnh có thể được phát hiện sớm, tư vấn theo dõi và lên chương trình điều trị phẫu thuật.

Trung tâm điều trị toàn diện hở môi - vòm đầu tiên tại Việt Nam

PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết phẫu thuật đóng khe hở môi và vòm cho các bé được bệnh viện thực hiện từ hơn 60 năm trước. Tuy nhiên, điều này mới chỉ phẫu thuật đóng kín khe hở môi vòm cho trẻ. Do đó, khi lớn lên trẻ vẫn gặp nhiều khó khăn về tiếng nói, tâm lý, thẩm mỹ… làm hạn chế khả năng phát triển khi trưởng thành.

Năm 2009, bệnh viện bắt đầu phối hợp tổ chức Smile Train để thực hiện các trường hợp phẫu thuật khe hở môi - vòm an toàn. Chương trình này không chỉ dừng lại ở việc phẫu thuật đóng khe hở mà còn mở rộng ra các hạng mục điều trị khác như siêu âm tiền sản để phát hiện bệnh từ trong bào thai, tư vấn tâm lý trước và sau sinh; phẫu thuật, chỉnh nha bằng khí cụ, âm ngữ trị liệu; chăm sóc dinh dưỡng trong thời gian điều trị; đồng thời hỗ trợ kinh phí điều trị cho bệnh nhân.

Hơn 12 năm qua, bệnh viện đã mang lại nụ cười và tiếng nói cho 10.000 trẻ bị khe hở môi - vòm. Cũng nhân dịp này, bệnh viện vận hành Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo về chăm sóc toàn diện khe hở môi vòm (CLC) đầu tiên tại Việt Nam dưới sự hỗ trợ của tổ chức Smile Train. Đây sẽ là mô hình mẫu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương để chăm sóc toàn diện dị tật khe hở môi - vòm.

TS-BS Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết mỗi năm Việt Nam có 1,5 triệu trẻ chào đời thì khoảng 3.000 ca bị khe hở môi - vòm mới được ghi nhận. Bệnh viện Nhi Đồng 1 là tuyến cuối nên ở đây cũng tiếp nhận những ca khe hở môi vòm khá nặng từ khắp các tỉnh thành, kèm theo bệnh tim bẩm sinh, dị dạng sọ mặt, thần kinh, rối loạn đông máu. Tỉ lệ này chiếm 5% tổng số ca bệnh.

Theo bác sĩ Đẩu, trẻ mắc dị tật này chịu nhiều thiệt thòi như không được bú mẹ, còi cọc, chậm lớn vì ăn uống khó, dễ rối loạn tiêu hóa... Do đó, một ca hở môi - vòm điều trị thành công phải đạt chuẩn về thẩm mỹ; chức năng ăn uống tốt, giọng nói tròn vành rõ chữ; thể trạng khỏe mạnh; tâm lý ổn định, tự tin hòa nhập cuộc sống.

PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo về chăm sóc toàn diện khe hở môi - vòm sẽ mở ra cơ hội giúp trẻ được can thiệp bằng chương trình điều trị mới. Đây cũng sẽ là nơi nghiên cứu và đào tạo cho các bác sĩ ở khu vực phía Nam và nhiều địa phương khác trong cả nước, giúp trẻ em được can thiệp dị tật này thuận lợi và kịp thời hơn. 

"Với sự hỗ trợ của tổ chức Smile Train, đến nay Việt Nam đã có 25.000 trường hợp phẫu thuật khe hở môi - vòm thành công tại 16 bệnh viện trên cả nước.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo