Trả lời:
Nếu bạn ăn một chút gì đó để “nạp” thêm nhiên liệu cho cơ thể trước một buổi tập luyện thể dục thể thao là một ý tưởng rất hay. Nhưng nếu bạn chỉ đi bộ 2,5km, hoặc là trong vòng 30 phút thì không cần thiết phải “nạp” thêm nhiên liệu cho cơ thể nữa, trừ khi bạn đã tiêu thụ hết lượng calo của mình được 3 hay 4 tiếng rồi.
Băn khoăn về việc ăn trước hay sau tập là do khi cơ thể được “nạp” thức ăn, máu dồn về hệ tiêu hóa để cung cấp ôxy, giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn; trong khi tập thể thao lại cần một lượng máu dồn về các cơ bắp. Vậy nếu đồng thời “kích hoạt” cả hai hệ cơ quan này thì hệ cơ quan nào sẽ được ưu tiên tăng lượng máu đây?
Thực ra, sự ưu tiên này phụ thuộc vào lượng thức ăn “nạp” vào cơ thể và mức độ tập luyện. Thông thường, các nhu cầu về năng lượng của cơ thể được đáp ứng trước tiên. Còn nếu tập luyện hết “tốc lực” thì ưu tiên sẽ dành cho cơ bắp và lượng máu dành cho hệ tiêu hóa sẽ giảm xuống.
Nếu bạn chỉ tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ thì bạn sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề gì, ngay cả khi bạn ăn uống no nê trước đó.
Việc có mắc phải các chứng bệnh liên quan đến dạ dày/đường ruột hay không phụ thuộc vào việc bạn ăn gì và lượng thức ăn bạn “nạp”. Nếu ăn uống no nê hoặc ăn nhiều chất xơ thì có thể bị chuột rút, đặc biệt là nếu tập luyện các môn thể thao “cạnh tranh” như bóng rổ, bóng chuyền...
Nếu các món ăn giàu chất béo thì nên tập trước khi ăn vì việc đi bộ sẽ có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hóa năng lượng thừa thành chất béo. Một nghiên cứu tạp chí Y học & Khoa học trong Thể thao & Tập thể dục cho thấy đi xe đạp giúp các chị em có cân nặng bình thường tiêu hao khoảng 300 calo sau mỗi lần tập luyện. Sau tập 30 phút họ sẽ ăn các món có nhiều chất béo. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tập luyện giúp thúc đẩy khả năng “đốt cháy” chất béo dư thừa. Điều này đã vượt quá mong đợi rằng bài tập thể dục sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất.
Tuy nhiên, tốt nhất là chỉ nên ăn (hoặc uống) một chút, chẳng hạn như ăn nhẹ hoặc ăn các thực phẩm chứa nhiều glixeric như nước trái cây, mì sợi hoặc thức uống dành cho tập luyện thể thao. Một nghiên cứu vào năm 2002 của trường ĐH Penn State cho thấy: khi các vận động viên điền kinh ăn một lượng thức ăn chứa khoảng 100 calo trước khi luyện tập sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ chuột rút và họ có cảm giác sung sức hơn.
Bình luận (0)