xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổi mới cơ chế tài chính y tế: Hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân

Bài và ảnh: Quang Hùng

Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đổi mới cơ chế tài chính y tế, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao trong 3 thập kỷ qua, hệ thống y tế của Việt Nam đã liên tục phát triển, đạt những thành tựu rất quan trọng, đáp ứng những thách thức mới về nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Các chỉ số sức khỏe, chỉ số chất lượng y tế công cộng đã thể hiện rõ kết quả của sự phát triển này như: tuổi thọ trung bình ngày càng cao và cao hơn đáng kể so với các nước có cùng điều kiện về kinh tế - xã hội, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm, việc tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng ngày càng được cải thiện, tỉ lệ bao phủ BHYT đã đạt hơn 90% dân số vào năm 2020.

Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Chính phủ, Bộ Y tế đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đổi mới cơ chế tài chính y tế, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là những dịch vụ chăm sóc sức khỏe có ứng dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, thuốc đặc hiệu thế hệ mới.

Hiện nay, nguồn chi trả cho dịch vụ y tế đến từ ngân sách nhà nước, BHYT và tiền túi của hộ gia đình. Theo báo cáo gần đây nhất, chi tiền túi từ hộ gia đình của Việt Nam đang ở mức 43%, trong khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo khoảng 20%. Đây là mức chi khá cao so với nhiều nước, là thách thức lớn và cần tìm giải pháp để giảm tỉ lệ chi này.

Để giải quyết những thách thức đó, ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ BHYT - Bộ Y tế, cho biết để giảm chi tiền túi, người dân phải tăng mức đóng để mở rộng hơn nữa phạm vi chi trả, tăng quyền lợi khi khám chữa bệnh. Tăng mức đóng có thể từ nguồn nhà nước hỗ trợ, nguồn thu nhập doanh nghiệp và từ tiền lương của người dân. Tuy nhiên, tăng lên bao nhiêu phần trăm lương cơ sở, tăng đối tượng nào trước… cần có nghiên cứu, tính toán thận trọng theo lộ trình (mức đóng BHYT hiện tại là 4,5% lương cơ sở). Đặc biệt, khi tăng mức đóng phải kiểm soát chi tiêu hiệu quả tại các bệnh viện. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng phương thức chi trả theo phí dịch vụ, nghĩa là bệnh nhân dùng dịch vụ nào thì trả tiền theo dịch vụ đó. Phương thức này luôn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng chi phí. Trong khi đó, nếu áp dụng phương thức chi trả theo nhóm chẩn đoán, xác định tiền cho một chẩn đoán bệnh, lúc đó, bác sĩ và bệnh nhân sẽ cùng cân nhắc xem chỉ định ra sao, sử dụng cái gì hợp lý nhất để tiết kiệm chi tiêu.

Đổi mới cơ chế tài chính y tế: Hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân - Ảnh 1.

Tạo thuận lợi tối đa trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trong giai đoạn dịch Covid-19

Đẩy nhanh BHYT toàn dân

BHYT là cơ chế tài chính công trong chăm sóc sức khỏe người dân và đã đạt được nhiều thành tựu tích cực. Theo thống kê đến hết năm 2020, tỉ lệ người tham gia BHYT đã đạt khoảng 88 triệu người, bao phủ 90,85% dân số (vượt 0,15% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg và Nghị quyết 01/NQ-CP), tăng 25,6% so với năm 2015. So với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị vượt 10,85%. Với tỉ lệ bao phủ này, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn.

Diện bao phủ BHYT đã tập trung vào các nhóm như: nhóm người lao động tham gia BHYT đạt hơn 90%; nhóm hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội đạt 100%, với khoảng 3,2 triệu người; nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ (hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên đạt xấp xỉ 100% và khoảng 18 triệu người tham gia theo hộ gia đình). Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu tại một số quốc gia có nền kinh tế phát triển, để đạt mục tiêu BHYT toàn dân phải mất từ 40 đến 80 năm thì đến năm 2025, Việt Nam đạt 95% dân số tham gia BHYT theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW là hoàn toàn khả thi.

Đánh giá về quá trình thực hiện chính sách BHYT trong thời gian qua, ông Lê Văn Khảm nhận định trong bối cảnh kinh tế chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỉ lệ này chứng tỏ chính sách BHYT ngày càng đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, thể hiện nhận thức về ý nghĩa của việc tham gia BHYT được nâng cao, chất lượng dịch vụ y tế, dịch vụ BHYT đáp ứng sự hài lòng của người tham gia và nỗ lực của hệ thống chính trị... Điều đó cũng nói lên chính sách thực sự đã phản ánh đúng mục tiêu phát triển và nhu cầu xã hội, đồng bộ với các điều chỉnh về chính sách tài chính y tế.

Phân tích thêm về những giải pháp cụ thể trong việc xây dựng cơ chế tài chính vững mạnh trong thời gian tới, ông Khảm phân tích thách thức đặt ra là phải có cơ chế để điều chỉnh mức đóng sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Theo quy định, mức đóng BHYT hằng tháng hiện bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5%. Trong lộ trình điều chỉnh mức đóng BHYT cần phải nghiên cứu chuyên sâu, xác định xem cần điều chỉnh mức độ hay lộ trình nào, không chỉ tỉ lệ % lương đóng BHYT mà còn xem đối tượng nào cần điều chỉnh trước. Có như thế mới mở rộng quyền lợi BHYT.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo