xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để cả nhà cùng mắc bệnh

ANH THƯ

Không hiểu đúng về đường lây truyền hoặc chỉ một sơ sót nhỏ khi chăm sóc trẻ mắc bệnh nhiễm cũng có thể khiến căn bệnh “nhảy” sang các thành viên khác trong gia đình

Cả tháng qua, gia đình chị Ng.T.K.Y (35 tuổi; ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) khổ sở vì hết người này đến người kia thay nhau mắc bệnh thủy đậu.

Cần xác định đường lây và vật trung gian

Người bệnh đầu tiên là con gái đầu chị Y., năm nay 7 tuổi. Cháu chỉ hơi sốt và nổi vài bóng nước. Khi cô bé này gần khỏi thì cháu nhỏ (4 tuổi) và mẹ chồng chị lại đột ngột phát bệnh. Sau đó, vợ chồng chị Y. cũng bắt đầu phát hiện những bóng nước. Trong đó, chồng chị bị nặng nhất, anh sốt có khi lên 40 độ C và phải vào Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới TP HCM điều trị.

Chị Y. nghe nói tiếp xúc với dịch trong bóng nước ở người mắc bệnh có thể bị lây nên đã rất kỹ càng trong việc vệ sinh nhà cửa từ khi cô con gái đầu lòng xuất hiện những bóng nước đầu tiên. “Tôi còn cẩn thận đi mua một mớ găng tay y tế về để dùng khi chăm con. Con trai tôi chơi với chị gái cũng được lưu ý phòng ngừa” - chị Y. kể. Tuy nhiên, chị ngỡ ngàng khi nghe bác sĩ (BS) bảo thứ cần mua lẽ ra phải là… khẩu trang bởi bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp.

Các bệnh nhi được phụ huynh đưa đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Các bệnh nhi được phụ huynh đưa đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Mới đây, chị M.A (29 tuổi; ngụ quận 4, TP HCM) đã đưa cùng lúc 2 con đến BV Nhi Đồng 1 để khám bệnh. Chị cho biết cả hai đều mắc bệnh tay chân miệng, một cháu bị đã vài ngày, cháu kia chỉ mới phát hiện các dấu hiệu. Chị than thở: “Bệnh này lây dữ lắm, hễ nhà nào có con bệnh là thế nào anh chị em của cháu bé đó cũng lần lượt bị lây. Dù chúng tôi đã cố gắng vệ sinh nhà cửa, đồ chơi nhưng cũng không thoát”.

BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 1, cho biết để phòng tránh những bệnh nhiễm mùa này, việc xác định rõ đường lây và những thứ có thể làm trung gian là rất quan trọng. Ví dụ, ở nhà có trẻ mắc bệnh tay chân miệng, việc vệ sinh sàn nhà, đồ chơi là rất đúng nhưng chưa đủ. Căn bệnh này lây qua các dịch tiết của cơ thể nên cần làm sạch cả những nơi mà trẻ có thể chạm vào: tay vịn cầu thang, vật dụng trong nhà vệ sinh, nắm cửa… Tốt nhất là sử dụng nước xà phòng vì dễ tìm lại an toàn cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết vào mùa

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, các căn bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết đang bắt đầu vào mùa, trong khi vẫn xuất hiện rải rác những ca thủy đậu, quai bị… Đây đều là những căn bệnh dễ lây trực tiếp hoặc qua trung gian.

Ngoài những vật dụng trong nhà, chính người chăm sóc cũng có thể là trung gian lây truyền bệnh giữa các trẻ. Ví dụ, với bệnh tay chân miệng, khi người lớn bị nhiễm virus, rất ít khi họ bị bệnh. Vì không bệnh nên đôi khi họ chủ quan, không kỹ càng trong việc vệ sinh cá nhân và mang luôn virus đó sang trẻ lành.

Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng tuy hiếm xảy ra nhưng người lớn cũng có thể nhiễm và có những biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Do đó, việc chú ý giữ vệ sinh cá nhân, tuân thủ các hướng dẫn phòng tránh lây lan không bao giờ là thừa cho dù trong nhà chỉ có một đứa trẻ.

Trong khi đó, BS Nguyễn Minh Tiến lưu ý về sốt xuất huyết - một trong những căn bệnh mà tình trạng cả nhà cùng mắc ít có cơ hội xảy ra nhất vì không lây trực tiếp từ người sang người. “Tuy nhiên, nếu một con muỗi đốt người sốt xuất huyết, nó có thể làm lây lan bệnh khi đốt những người khác. Vì vậy, việc diệt muỗi không chỉ để phòng bệnh sốt xuất huyết mà còn tránh lây lan, nhất là khi trong nhà đang có người mắc bệnh này” - ông giải thích.

Thủy đậu: Thời gian lây lan dài nhất

Các BS khuyến cáo khi trong nhà có người bệnh, lúc đi khám nên hỏi BS về khoảng thời gian mà bệnh có thể lây lan cho người khác. Với một số bệnh có thể lây trong cả thời gian ủ bệnh (như tay chân miệng), khi phát hiện nên theo dõi những người có nguy cơ đã nhiễm và có biện pháp dự phòng.

BS Trương Hữu Khanh lưu ý thủy đậu là một trong những căn bệnh có thời gian lây lan kéo dài nhất. Bệnh này có thể lây từ khoảng 2 ngày trước khi các bóng nước đầu tiên nổi lên, lây mạnh nhất trong 10 ngày đầu phát bệnh và vẫn có thể lây cho đến tuần thứ 3 của bệnh. Đây cũng là bệnh mà người lớn có nguy cơ mắc như trẻ em và khi bệnh thường nặng hơn nên người nhà cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc trẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo