Với thành phần dinh dưỡng như vậy nên từ lâu đậu phộng được xem là nguồn cung cấp chất đạm và dầu thực vật có giá trị chỉ sau đậu nành, giúp cơ thể tăng lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm lượng cholesterol xấu (LDL).
Tuy nhiên, khi dùng đậu phộng, cần chú ý những điểm sau:
- Hạt đậu phộng tròn, nhỏ, rất dễ lọt vào khí quản của trẻ nhỏ. Vì thế đậu phộng là một trong những dị vật gây tắc nghẽn đường thở rất thường gặp ở trẻ nhỏ.
- Đậu phộng được coi là tác nhân gây dị ứng phổ biến, nhất là với trẻ em. Vì vậy, nên cho trẻ ăn từng chút một để thử xem có bị phản ứng gì không. Tốt nhất cho ăn đậu phộng luộc, giã nát trước khi ăn đậu phộng rang.
- Nếu bảo quản không tốt, đậu phộng rất dễ bị mốc sinh ra chất aflatoxin là một độc tố có khả năng gây ung thư gan rất mạnh. Dù được luộc hay rang, chất aflatoxin không bị hủy hoàn toàn nên vẫn gây độc hại cho cơ thể. Do đó khi ăn cần kiểm tra kỹ, nếu thấy có dấu hiệu mốc hoặc chớm mốc, nghi mốc, đều phải dứt khoát loại bỏ.
- Những người bị sỏi thận nên tránh ăn đậu phộng vì chúng sinh ra nhiều oxalat, chất góp phần hình thành sỏi oxalat.
- Những người bị bệnh thống phong (gout) cũng không nên ăn nhiều đậu phộng vì trong đậu phộng có chất purine làm tăng axít uric trong máu, gây đau nhức.
- Những người dễ bị mụn rộp cũng không nên ăn vì trong protid của đậu phộng chứa nhiều axít amin arginine, là chất có thể gây bệnh mụn rộp.
Tốt cho sản phụ thiếu sữa Đông y cho rằng đậu phộng có tác dụng bổ tì vị, ích khí, dưỡng khí huyết, cầm máu, nhuận phế, tiêu đàm, nhuận trường, tăng tiết sữa nên rất thích hợp với những người ăn uống kém, suy dinh dưỡng, đau dạ dày, ho có đàm, bị các chứng xuất huyết, sản phụ thiếu sữa. |
Bình luận (0)