Nghiên cứu của Đại học Missouri đăng trên tạp chí Child Development số ra 20-12, cho thấy những đứa trẻ thường xuyên đánh nhau với anh, chị em ruột có nhiều nguy cơ gặp các vấn đề trầm cảm, lo âu hoặc tổn thương lòng tự trọng khi trưởng thành.
Nghiên cứu theo dõi 145 cặp anh chị em ruột 12 - 15 tuổi trong vòng một năm. Các nhà khoa học phát hiện rằng, hầu hết những đứa trẻ có quan hệ ruột thịt đánh nhau vì 2 lý do: Tìm kiếm sự công bằng và giành không gian cá nhân.
Những đứa trẻ đánh nhau, cãi nhau nhiều vì sự bình đẳng và công bằng có dấu hiệu trầm cảm một năm sau đó. Còn những trẻ thường xuyên tranh luận về không gian cá nhân có nhiều các khả năng về vấn đề tự trọng.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy những trẻ bị trầm cảm và lo lắng sẽ đánh nhau càng dữ dội hơn trong năm kế tiếp, ngược lại, những teen tổn thương lòng tự trọng giảm gây gổ trong năm sau.
Tác giả nghiên cứu, trợ lý giáo sư Khoa tâm lý học Đại học Missouri - Nicole Campione-Barr, cho biết hầu hết những đứa trẻ "đấu đá" để giành bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm trong gia đình. Nghĩa là, chúng cảm thấy không nhận được sự quan tâm đúng mức và nghĩ mình không phải là người quan trọng.
Ông nói: “Nghiên cứu chúng tôi có thể sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh, các nhà tâm lý học và những đối tượng khác, nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên hiểu rằng các cuộc cãi vả giữa anh chị em ruột trong gia đình không có lợi”.
Nghiên cứu cũng cho thấy, những nam thiếu niên có anh trai, hoặc nữ có em trai nhiều khả năng trầm cảm hơn những đứa trẻ khác. Trẻ có anh, chị em ruột khác giới tính thì thường gặp vấn đề tổn thương tự trọng.
Theo bà Susan McHale - Giám đốc Viên Nghiên cứu khoa học xã hội Đại học Penn (Mỹ), nghiên cứu cho thấy hệ quả của việc đối xử không công bằng của các bậc phụ huynh với con cái trong gia đình
Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên các bậc cha mẹ đừng nên can thiệp trực tiếp vào cuộc cãi vả con cái. Thay vào đó, chúng ta nên xem lại cách đối xử của mình đối với các con trong cũng một nhà nhằm đưa ra sự phân công và các quy tắc hợp lý.
Bình luận (0)