xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gần 40% học sinh bị tật khúc xạ

Nhất Phương

Học sinh có xu hướng mắc các tật khúc xạ ngày càng sớm và gia tăng theo cấp lớp nhưng chương trình chăm sóc mắt học đường hiện chưa được đẩy mạnh

Ghi nhận của Bệnh viện (BV) Mắt TPHCM về tình hình tật khúc xạ mắt học đường cho thấy tật khúc xạ đang tăng với tỉ lệ đáng báo động trong học sinh. Nếu năm 1994 chỉ có 8,65% học sinh bị tật khúc xạ (bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị), đến năm 2002, tật khúc xạ ở học sinh đã tăng lên 25,3% và năm 2006 đã tăng lên gần 40%.

Cận thị ở TP nhiều gần gấp 4 lần ngoại thành

Bác sĩ Phí Duy Tiến, Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến, BV Mắt TPHCM, cho biết châu Á có tỉ lệ tật khúc xạ cao nhất thế giới và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Riêng tại VN, tình trạng tật khúc xạ ở học sinh gia tăng rõ rệt theo cấp lớp nhưng việc đánh giá về tình trạng tật khúc xạ ở học sinh không đầy đủ nên dễ dẫn đến những biến chứng có nguy cơ gây mù sau này.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Xuyên, BV Mắt TPHCM, trẻ bị cận thị ngày càng sớm do những tác động của nhiều yếu tố như cường độ học tập, thói quen vui chơi thay đổi, thời gian nhìn gần của mắt ngày càng nhiều. Độ cận có khuynh hướng cao hơn, rõ nhất ở giai đoạn giữa tiểu học và trung học cơ sở. Tỉ lệ cận thị giữa các cấp có sự khác biệt. Trong đó, cận thị ở học sinh tiểu học là 29,86%. Tình trạng này gia tăng khi trẻ lớn lên vì có đến 46,11% học sinh trung học cơ sở bị cận thị. Tính chung, tại TPHCM hiện hay, tỉ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh là gần 40%, trong đó cận thị chiếm 39%. Ngoài ra, có hơn 30% học sinh bị loạn thị. Bên cạnh những ảnh hưởng của yếu tố môi trường sống, thói quen trong sinh hoạt và học tập tác động đến tật khúc xạ ở học sinh thì có gần 30% học sinh bị tật khúc xạ có tiền sử gia đình bị tật khúc xạ.

Tỉ lệ cận thị giữa hai giới cũng có sự khác biệt, học sinh nữ cận thị nhiều hơn học sinh nam với 41,55% học sinh cận thị là nữ trong khi chỉ có hơn 30% trường hợp là học sinh nam. Khảo sát cũng ghi nhận tình trạng cận thị ở học sinh vùng trung tâm TP là cao nhất, chiếm 56,67% (gần gấp 4 vùng ngoại thành), kế đến là vùng ven chiếm 38,88% và vùng ngoại thành chỉ có 15,48% học sinh là bị cận thị.

Chỉ hơn 67% học sinh bị tật khúc xạ đeo kính

Khảo sát về tình trạng mắt học đường của BV Mắt cũng cho thấy hiểu biết về tật khúc xạ của học sinh còn rất hạn chế, chỉ có 16,6% học sinh có kiến thức tốt về mắt. Vì vậy, có nhiều học sinh mắc các tật khúc xạ nhưng không được can thiệp, tỉ lệ học sinh đeo kính là 67,16%, chưa kể nhiều học sinh đeo kính không đúng độ. Mức độ bị các tật khúc xạ ở học sinh rất nặng vì trong số các học sinh bị tật khúc xạ, chỉ có 74% học sinh có thị lực với kính từ 6/10 trở lên, còn lại là thị lực thấp hơn mức này. Cá biệt, có vùng chỉ có số ít học sinh cận thị được can thiệp như tại Ninh Thuận, 15,71% học sinh cận thị có kính, trong đó có đến 70,4% học sinh đeo kính không đúng độ.

Các bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo cần đẩy mạnh các biện pháp tầm soát tật khúc xạ và can thiệp chỉnh quang nên lưu ý vào các trẻ ở giai đoạn này. Tuy nhiên, hiện nay chương trình mắt học đường chưa được triển khai và đẩy mạnh, chưa có cán bộ chuyên trách tuyến quận, huyện. Bác sĩ Phí Duy Tiến khuyến cáo trong xu hướng tỉ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh ngày càng sớm và gia tăng nhưng việc điều chỉnh tật khúc xạ lại không được quan tâm thì dễ dẫn đến tình trạng thế hệ sau này bị tổn thương về mắt.

Phụ huynh và giáo viên cũng không hiểu biết đầy đủ về tật khúc xạ

Khảo sát về thái độ của giáo viên và phụ huynh về tình trạng tật khúc xạ ở học sinh đã cho thấy nhiều người lớn không hiểu biết đúng đắn về mối nguy hiểm của tình trạng này. Hầu hết phụ huynh và giáo viên không biết rằng tật khúc xạ có thể là nguyên nhân gây lé. Có gần 25% giáo viên và hơn 30% phụ huynh không biết tật khúc xạ là nguyên nhân có thể gây nhược thị. Gần 30% phụ huynh và hơn 20% giáo viên không biết rằng học sinh cần phải kiểm tra thị lực và mắt trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm. Thậm chí, còn có nhiều học sinh, cha mẹ học sinh và cả giáo viên còn hiểu sai lệch rằng đeo kính điều chỉnh cận thị sẽ càng làm tăng độ cận thị, chính vì vậy có nhiều học sinh bị tật khúc xạ nhưng không được can thiệp và điều chỉnh bằng kính.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo