xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gầy hay mập quá đều khó có con?

Anh Thư thực hiện

(NLĐO)- Tôi lấy chồng đã 2 năm và chưa có tin vui, có người quở rằng do gầy quá nên khó có con. Ngược lại, chị tôi khá mập, cũng bị nói mập quá sao thụ thai… Có thực vậy?

Bạn đọc Phạm Thị Minh, 27 tuổi, quận 4, TP HCM, hỏi: BMI của tôi hiện dưới chuẩn một chút, nhưng do tôi quen ăn ít từ nhỏ nên giờ cố ăn thêm cũng thấy hơi khó khăn. Ngược lại, chị tôi ăn gấp đôi tôi, BMI ở mức thừa cân, gần béo phì. Xin bác sĩ cho biết việc gầy như tôi hay mập quá như chị tôi có phải nguyên nhân trực tiếp khiến chúng tôi khó có con? Tôi có nhất thiết phải tăng cân để có thai, nếu có thai mà gầy quá có ảnh hưởng đến em bé không?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời:

Nếu bạn không ngừa thai bằng một biện pháp nào, chưa có thai lần nào và đang trong độ tuổi sinh sản tốt (27 tuổi), mà 2 năm rồi vẫn không mang thai thì vợ chồng bạn được chẩn đoán là "vô sinh nguyên phát".

Vì vậy cả hai vợ chống phải nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế có khoa vô sinh - hiếm muộn, ví dụ ở TP HCM thì có Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương… Nên nhớ, cả hai vợ chồng phải cùng đi khám.

Nguyên nhân gây vô sinh (nguyên phát hoặc thứ phát) có thể từ người vợ, người chồng hoặc do cả 2 vợ chồng, một số trường hợp (khoảng 10%) không rõ nguyên nhân. Quan niệm dân gian xưa cho nguyên nhân vô sinh chỉ là do người phụ nữ ("Cây độc không trái, gái độc không con") là không chính xác. Bạn và chị gái không nên quá lo buồn vì lời quở quá gầy, quá mập nên khó có con.

Tình trạng quá gầy hoặc quá mập không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh - hiếm muộn. Tuy nhiên, đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý đưa đến tình trạng chậm hoặc khó có con. Vấn đề này gặp ở cả nam và nữ, nên bạn và chị gái phải lưu ý cả chồng mình xem có cân nặng khỏe mạnh hay không.

Cơ thể gầy có thể do tình trạng suy dinh dưỡng trường diễn, do thiếu máu, do các bệnh nội khoa mạn tính như cường giáp, lao phổi, lao sinh dục… làm suy giảm chức năng toàn bộ cơ thể, bao gồm chức năng sinh sản.

Ngược lại, cơ thể thừa cân, béo phì thường đi kèm với các bệnh lý có thể làm rối loạn nội tiết sinh dục, rối loạn hoạt động của tinh hoàn và buồng trứng như bệnh tiểu đường type 2, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)… cũng dẫn đến vô sinh - hiếm muộn.

Ngoài việc khám và điều trị vô sinh – hiếm muộn, việc tăng cân và phục hồi sức khỏe cơ bản chắc chắn là cần thiết để bạn chuẩn bị mang thai và làm mẹ. Đến khi có thai thì việc tăng cân và chăm sóc thai nghén sẽ được các bác sĩ sản khoa hướng dẫn trực tiếp cho bạn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo