xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạ canxi máu rất nguy hiểm

Bác sĩ ĐÀO THỊ YẾN THỦY (Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM)

Nguyên nhân hạ canxi máu là do ăn thiếu canxi hoặc thiếu vitamin D hoặc cả hai. Nếu hạ canxi máu nhiều thì có thể gây ra cảm giác tê bì ở tay chân, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu

Canxi là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, chủ yếu nằm ở xương và răng (98%), 2% canxi còn lại là canxi ion nằm trong máu (còn gọi là canxi máu) để thực hiện các chức năng thần kinh cơ, đông máu… Trẻ em thiếu canxi thì ngoài việc bị còi xương, chậm tăng chiều cao còn bị còi cọc, khóc đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồi hôi trộm… Người lớn thiếu canxi thì bị loãng xương, còng lưng, gai cột sống, gai gót chân, hư răng... Hạ canxi máu chính là nói đến hạ ion canxi trong máu.

Dễ tái phát

Tuy chỉ chiếm 2% nhưng nếu canxi máu hạ nhiều thì có nguy cơ gây ra cảm giác tê ở tay chân, lưỡi, quanh miệng; cảm giác hồi hộp, lo âu, mệt mỏi sau đó là chuột rút, vọp bẻ, co thắt các cơ ở tay, chân hoặc duỗi cứng đùi, cẳng chân và các ngón gây khó cử động; co giật tay chân hoặc toàn thân; co thắt thanh môn gây khó thở, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu.

Những người đã hạ canxi máu một lần thì cũng sẽ dễ tái phát, nhất là khi có những đợt suy nhược cơ thể do ăn uống kém hay kích thích thần kinh (tức giận, lo lắng…). Cách xử trí lúc này là cho người bệnh nằm yên tĩnh ở một mặt phẳng thấp (để tránh bị co giật rơi xuống đất) một thời gian sẽ tự hồi phục. Tại cơ sở y tế, người bệnh sẽ được tiêm canxi vào máu.

img

Tắm nắng sẽ tạo điều kiện rất tốt cho cơ thể tổng hợp vitamin D. Ảnh: Hồng Thúy

Nguyên nhân hạ canxi máu là do ăn thiếu canxi hoặc thiếu vitamin D hoặc cả hai; bị cắt đoạn ruột; rối loạn nội tiết (như suy giáp, ung thư giáp, giảm đạm máu, tăng phosphat máu, dùng thuốc lợi tiểu Furosemide hoặc kháng sinh Aminoside…). Canxi rất cần được cung cấp cho cơ thể trong suốt các giai đoạn của cuộc sống.  Nhu cầu canxi của từng độ tuổi trong một ngày theo khuyến cáo của Viện Y khoa Mỹ là: 1 - 3 tuổi: 500 mg, 4 - 8 tuổi: 800 mg, 9 - 18 tuổi:  1.300 mg, 19 – 50 tuổi: 1.000 mg, trên 51 tuổi: 1.200 mg, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: 1.200 – 1.500 mg.

Sữa và chế phẩm sữa, phô mai là nguồn cung cấp canxi quan trọng, sau đó là đậu hũ, hải sản (cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ, đậu các loại, mè, rau xanh…). Trong đó, canxi trong sữa dễ hấp thu hơn là từ các nguồn thực phẩm khác.

Dễ mất qua nước tiểu

Thường thì canxi trong bữa ăn chỉ hấp thu được khoảng 20% - 30%. Sự hấp thu có thể giảm nếu bị gắn kết với một số chất khác trong bữa ăn như xơ, phytate, oxalate…, cạnh tranh hấp thu với các chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Một chế độ ăn nhiều đạm, đặc biệt là đạm động vật (thịt, cá, tôm…) hoặc nhiều muối có thể gây ra hiện tượng tăng thải và mất canxi qua nước tiểu. Không nên uống chung canxi với sắt cũng như một số khoáng chất khác như kẽm, đồng… cùng một lúc mà nên tách ra sáng, chiều, tối…

Vitamin D rất cần thiết để hấp thu canxi ở dạ dày và cho các hoạt động chức năng của canxi trong cơ thể. Vitamin D một phần nhỏ là từ thức ăn đưa vào, còn phần lớn thì phải do da tổng hợp khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Với cùng một lượng 100 g thì tỉ lệ canxi có trong một số loại thực phẩm lần lượt sẽ là: sữa bò: 1.000 mg, lương thực (gạo, bắp, bột mì): 30 mg, thịt: 10-20 mg, đậu nành: 165 mg, mè: 1.200 mg, đậu các loại: 60 mg, các loại rau (muống, mồng tơi, dền, đay, ngót): 100 mg.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo