Bài công bố trên tạp chí khoa học Nature Microbiology khẳng định Bacillus cereus (B.cereus) là một vi khuẩn chết người và không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ của lò vi sóng khi bạn hâm nóng thức ăn. Chúng tồn tại trên các sản phẩm từ gạo nấu chín bị cất trữ vài ngày, trên các loại mì, sữa, gia vị, thực phẩm khô và rau quả. Nhưng mối nguy từ những nồi cơm nguội, mì cũ bị cất trữ rồi đem hâm lại ăn vẫn lớn hơn cả.
Cơm chiên lại từ cơm nguội cất từ các bữa ăn trước có thể chứa vi khuẩn nguy hiểm (Ảnh minh họa từ Internet)
Một số ca tử vong đã được dẫn chứng trong nghiên cứu điển hình là một thanh niên 20 tuổi ở Bỉ, ăn mì ống sốt cà chua với phần mì đã được nấu 5 ngày trước, cất tủ lạnh rồi đem hâm lại, để trong môi trường bình thường một thời gian rồi ăn.
Anh thanh niên đã tử vong sau khi tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa dữ dội. Trước đó, một cậu bé 11 tuổi cũng tử vong sau khi ăn món mì cũ vài ngày và một thanh niên 17 tuổi khác cũng tử vong sau khi ăn món spaghetti được hâm lại sau 4 ngày tích trữ.
Nhà nghiên cứu Anukriti Mathur từ Đại học Quốc Gia Úc (AUN) cho biết trên Science Alert: "Môi trường sống tự nhiên của B.cereus rất rộng, bao gồm đất, động vật, côn trùng, bụi và thực vật. Chúng sinh sản bằng cách sử dụng chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Một số chủng của vi khuẩn này có ích trong việc tạo ra các chế phẩm sinh học, nhưng một số chủng khác gây ra ngộ độc thực phẩm.
B.cereus có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, suy gan nặng, nhất là ở những người suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh, người già và phụ nữ mang thai. Tuy tử vong và biến chứng nặng là hiếm và hầu hết người bị nhiễm B.cereus khi ăn cơm nguội, mì cũ đều chỉ bị ngộ độc nhẹ, nhưng vẫn cần cẩn trọng với nó".
Theo tiến sĩ Mathur, một số chất độc B.cereus thực sự khó tiêu diệt dưới nhiệt độ của lò vi sóng mà bạn dùng để hâm thức ăn.
Năm 2019, Một nghiên cứu từ Đại học Langone ở New York (Mỹ) cũng thống kê mỗi năm có 63.000 người Mỹ bị "hội chứng cơm chiên", tức nhiễm B.cereus khi ăn cơm chiên.
Bình luận (0)