xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ho mấy ngày rồi chết vì viêm phổi, ngừa cách nào?

Anh Thư thực hiện

(NLĐO)- Tôi đọc báo thấy thời gian qua có mấy trường hợp chết bất ngờ vì viêm phổi, vừa ho mấy cái, khó thở, nhập viện có khi đã trễ. Tôi đã lớn tuổi và sắp đi chơi Sapa nên rất sợ.

Một người bạn của tôi cũng qua đời cách đây hai năm vì lý do này: anh ấy ho mới 3 ngày, nghĩ là cảm lạnh nên chỉ uống chanh, mật ong. Hôm sau thấy khó thở, nhập viện thì được chẩn đoán là viêm phổi, rồi diễn tiến nặng, kháng sinh không hiệu quả.

Nay đọc lại vài trường hợp trên báo, tôi thấy có vẻ người già đều dễ bị như anh ấy? Tôi nay đã lớn tuổi, nguy cơ bị viêm phổi rồi chết nhanh chóng như vậy có cao không? Tôi sắp đi du lịch Sapa, có nên chuẩn bị gì để đối phó với tình huống này không?

(Trần Văn Thông, 67 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM).

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM):

Chào chú, như chú mô tả thì bạn chú và những trường hợp chú đọc trên báo là bị viêm phổi cấp tính. 

Viêm phổi cấp tính là tình trạng nhu mô phổi bị viêm do nhiễm virus (cúm A/H5N1,..), vi khuẩn (Streptococcus pneumoniae, Staphylicocus aureus, Hemophylus influenzae...), nấm (Aspergilus, Histoplasma,…), bệnh diễn tiến nhanh. Các triệu chứng thường gặp là: ho, đàm vàng đục hoặc màu rỉ sét, sốt, khó thở, đau ngực.

Bệnh nhân cần được chẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng, chụp X-Quang phổi, xét nghiệm máu, xét nghiệm đàm. Khi đã được xác định là viêm phổi cấp, bệnh nhân cần phải được điều trị đặc hiệu (kháng sinh hoặc kháng nấm, diệt virus). Nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả, bệnh có thể diễn tiến nặng, suy hô hấp, rất nguy hiểm.

Một số yếu tố nguy cơ cao dễ mắc bệnh viêm phổi như: suy giảm miễn dịch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, trẻ em và người cao tuổi…

Như vậy, chú thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ (cao tuổi). Nếu chú có thêm các bệnh đã kể trên nên tuân thủ điều trị.

Ở độ tuổi của chú, khi đi du lịch đến vùng khí hậu lạnh như Sapa thì nguy cơ nhiễm bệnh viêm phổi cao hơn người trẻ. Bị cảm lạnh, ho, sổ mũi thông thường cũng làm tăng nguy cơ, do cơ thể đang yếu thì vi khuẩn, virus, nấm... dễ tấn công hơn.

Tuy nhiên không đồng nghĩa với việc chú không thể đi. Chỉ nên nhớ khi đi chuẩn bị đủ áo len, áo khoác, khăn choàng... để giữ ấm cơ thể; giữ ấm khi ngủ và nên vào nhà nếu thấy ngoài trời quá lạnh; vận động vừa sức. Chú cũng nên mang theo các thuốc điều trị cảm cúm thông thường để lỡ có bị cảm lạnh thì dùng, tránh để bệnh cảm nặng thêm, yếu người, tạo điều kiện có các bệnh khác tấn công.

Trong thư chú không nói rõ tình trạng sức khỏe hiện tại nhưng nếu chú có đang điều trị một bệnh mạn tính nào đó (tiểu đường, cao huyết áp...) thì cũng nhớ mang theo thuốc và cẩn thận ăn uống, sinh hoạt như lời bác sĩ điều trị dặn dò. Người lớn tuổi đi du lịch cũng nên cung cấp số điện thoại thân nhân cho hướng dẫn viên để liên lạc khi cần.

Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu của viêm phổi đã kể trên nên đến bệnh viện khám ngay lập tức.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo