xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hợp tác nghiên cứu y sinh học, phát minh thuốc, ứng dụng AI trong y tế giữa Việt Nam và Mỹ

Phương Linh

Sáng 10-9, tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford (Mỹ) cùng Viện Nghiên cứu Tâm Anh thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh trong nhiều lĩnh vực.


Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cùng Viện Nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford hợp tác đẩy mạnh phát triển công nghệ y sinh học, phát minh thuốc, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe, và triển khai các hoạt động thử nghiệm lâm sàng tại Viện Nghiên cứu Tâm Anh.

Hợp tác nghiên cứu y sinh học, phát minh thuốc, ứng dụng AI trong y tế giữa Việt Nam và Mỹ - Ảnh 1.

Lễ ký kết hợp tác giữa Viện nghiên cứu Tâm Anh cùng Viện nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford

"Sự kiện này là một dấu ấn quan trọng trong hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Mỹ. Đặc biệt, ở thời điểm này, chúng ta tin tưởng rằng kết quả tốt đẹp của chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục mang lại những điều kiện tốt để những hợp tác khoa học, y học được hỗ trợ phát triển nhanh chóng đi đến thành công, mang lại những lợi ích cho việc chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho người Việt Nam" - bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, chuyên gia cấp cao Trung tâm đổi mới sáng tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - khẳng định.

Viện Nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford là viện nghiên cứu thuộc Đại học Stanford, Mỹ, tập trung vào phát triển tiền lâm sàng các phương pháp trị liệu mới để chống lại các bệnh do virus gây ra. Song song, các nhà khoa học còn tập trung phát triển các thuốc mới điều trị ung thư, sốt xuất huyết, viêm gan… Đại học Stanford hiện sở hữu 1 trong 9 phòng labo nghiên cứu về vi sinh, bệnh truyền nhiễm lớn nhất nước Mỹ, là nơi làm việc của hàng ngàn nhà khoa học về lĩnh vực này, tập trung nghiên cứu các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm.

Nhằm nâng cao năng lực công nghệ nghiên cứu sinh học tại Việt Nam để ứng phó với các bệnh truyền nhiễm, Viện Nghiên cứu Vi sinh - Chống dịch Đại học Stanford sẽ hỗ trợ Viện nghiên cứu Tâm Anh xây dựng hệ thống phòng lab hiện đại cho hoạt động thử nghiệm lâm sàng thuốc theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ Stanford. Bên cạnh đó, hai bên cùng đồng hành lên kế hoạch chiến lược, thực hiện việc trao đổi kiến thức giữa các nhà khoa học để tiến hành nghiên cứu tổng thể về dịch bệnh do vi-rút gây ra.

Thỏa thuận hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Tâm Anh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với Viện Nghiên cứu Vi sinh - Chống dịch Đại học Stanford sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu y tế bền vững, giảm gánh nặng của ngành y tế khi ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm sinh học trong nước.

Hợp tác nghiên cứu y sinh học, phát minh thuốc, ứng dụng AI trong y tế giữa Việt Nam và Mỹ - Ảnh 2.

Giáo sư Jeffrey S. Glenn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford tham quan BVĐK Tâm Anh Hà Nội. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

GS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc khoa học Viện nghiên cứu Tâm Anh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết: "Ngay sau lễ ký kết, chúng tôi sẽ bắt tay cùng nhau để sớm thực hiện những dự án quan trọng như xét nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm gan D; phát triển thuốc điều trị ung thư liên quan đến cơ chế miễn dịch, thuốc điều trị sốt xuất huyết… Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tăng cường trao đổi đào tạo, trao đổi hợp tác chuyên môn giữa các nhà khoa học của hai bên tại Việt Nam và Mỹ, thắt chặt hơn nữa hợp tác về khoa học, giáo dục, y tế và kinh tế giữa hai quốc gia".

Tại buổi lễ, Viện Nghiên cứu Tâm Anh và Viện Nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford đã ký kết hợp tác nghiên cứu 4 dự án quan trọng: Nâng cao năng lực công nghệ nghiên cứu sinh học tại Việt Nam qua việc xây dựng hệ thống thử nghiệm lâm sàng và các phòng nghiên cứu hiện đại. Đào tạo về khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) cho ứng dụng y tế. Nghiên cứu phát triển thuốc mới phòng chống sốt xuất huyết. Nghiên cứu về tỉ lệ lây nhiễm và tầm soát virus HDV viêm gan D tại Việt Nam.

Trong quá trình hợp tác, các nhà nghiên cứu Stanford sẽ chia sẻ, phối hợp chuyên môn cùng Viện Nghiên cứu Tâm Anh. Viện Nghiên cứu Tâm Anh với lợi thế về hệ thống bệnh viện, hệ thống trang thiết bị máy móc cho xét nghiệm, nghiên cứu hiện đại hàng đầu, sẽ là nơi lý tưởng để các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu, xét nghiệm, phát triển các thuốc điều trị.

Đại diện Viện Nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford, Giáo sư Jeffrey S. Glenn - Viện trưởng - cho biết: "Nếu các phát minh khoa học, sáng kiến đổi mới và sáng tạo từ các phòng nghiên cứu thành công sẽ mang lại lợi ích to lớn cho loài người. Việc đưa các nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng thuốc mới về Việt Nam sẽ là cơ hội tốt để người dân có cơ hội sớm tiếp cận với những phương pháp chữa bệnh mới và tốt trên thế giới".

Hợp tác nghiên cứu y sinh học, phát minh thuốc, ứng dụng AI trong y tế giữa Việt Nam và Mỹ - Ảnh 3.

Giáo sư Jeffrey S. Glenn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford (bên trái) phát biểu trong buổi lễ ký kết hợp tác. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Việc lựa chọn Viện Nghiên cứu Tâm Anh cho hợp tác hành động quan trọng này của Viện Nghiên cứu vi sinh và chống dịch Stanford cho thấy đánh giá cao của các nhà khoa học Mỹ về môi trường khoa học, chất lượng nhân lực và hạ tầng cho các nghiên cứu hiện đại của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cao của Mỹ trong lĩnh vực này.

Hợp tác giữa hai đơn vị được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả đột phá, đóng góp đáng kể cho sự phát triển năng lực y tế, mang lại giá trị tốt đẹp cho người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo