Khuyến nghị mới dựa trên kết quả từ 6 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mới nhất do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện trên 4.796 bệnh nhân, theo Medical Xpress.
Theo WHO, những bệnh nhân mắc Covid-19 không nặng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì nên sử dụng Molnupiravir: chưa được tiêm vắc-xin, lớn tuổi, hệ miễn dịch kém hoặc mắc các bệnh mạn tính.
Một trong những dạng viên của Molnupiravir do hãng Merck sản xuất (Ảnh minh họa từ Internet)
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy kể cả ở các biến thể gây bệnh nhẹ như Omicron, vẫn có một tỉ lệ nhập viện nhất định do Covid-19, tập trung ở nhóm đối tượng nguy cơ nói trên.
Dữ liệu mới của WHO cho thấy ở nhóm bệnh nhân này, Molnupiravir làm giảm nguy cơ nhập viện (ít hơn 43 trường hợp trong 1.000 bệnh nhân có nguy cơ cao nhất), giảm thời gian cần giải quyết các triệu chứng (ít hơn trung bình 3-4 ngày) và có giúp giảm tỉ lệ tử vong một chút (ít hơn 6 ca tử vong trong 1.000 bệnh nhân có nguy cơ cao nhất).
Ngược lại, trẻ em và phụ nữ mang thai, cho con bú được khuyến cáo không dùng Molnupiravir.
Trong một bản cập nhật hướng dẫn khác, WHO cũng đưa ra khuyến nghị về điều trị kết hợp 2 kháng thể (casirivimab và imdevimab) cho người mắc Covid-19 không phải biến thể Omicron, vì bằng chứng cho thấy sự thiếu hiệu quả của phương pháp này ở người nhiễm Omicron.
Hướng dẫn mới cũng bổ sung cho các khuyến cáo trước đây về việc sử dụng Baricitinib, thuốc chẹn thụ thể interleukin-6 và corticosteroid toàn thân cho bệnh nhân Covid-19 nặng hoặc nguy kịch; để sử dụng sotrovimab cho những bệnh nhân Covid-19 không nặng và chống lại việc sử dụng huyết tương dưỡng bệnh, ivermectin và hydroxychloroquine ở những bệnh nhân bất kể mức độ bệnh.
Bình luận (0)