xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Kẻ phá bĩnh" trong tuần trăng mật

Theo DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Tuổi Trẻ)

Có rất nhiều tân nương sau khi hưởng tuần trăng mật trở về (đặc biệt là sau ngày lễ Valentine vừa qua) đã cầm... toa thuốc đến nhà thuốc tây nơi tôi làm việc để mua thuốc.

Tại Úc, bác sĩ không được quyền cung cấp thuốc, chỉ có nhiệm vụ khám bệnh và ghi toa thuốc, phần cung cấp thuốc cho bệnh nhân thuộc về trách nhiệm của dược sĩ. Điều đặc biệt là những toa thuốc này đều na ná nhau với chỉ chung một bệnh - viêm bàng quang. Đây là một hiện tượng rất phổ biến cho những cặp vợ chồng mới cưới, phổ biến đến nỗi y văn thế giới đã đặt tên cho hiện tượng này là "honeymoon cystitis". Hiện tượng này là những triệu chứng của viêm bàng quang và nhiễm trùng đường tiểu.

Honeymoon cystitis là kết quả của sự quan hệ tình dục "quá độ”, đặc biệt là đối với cô dâu và chú rể chưa bao giờ làm "chuyện đó”. Tuần trăng mật có nghĩa là tranh thủ "gần nhau" càng nhiều càng tốt vì đây là khoảng thời gian thơ mộng nhất, với lại cô dâu và chú rể "hơi bị rảnh", có khi tới... năm, sáu lần một ngày. Sự gần nhau quá độ này thì "phần thiệt bao giờ cũng thuộc về em", cho dù đôi khi "anh" cũng bị.

Các bác sĩ cho biết khi bị viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu, tân nương bắt đầu cảm thấy đau trong âm đạo, có cảm giác bỏng rát khi tiểu tiện, nước tiểu đục và đôi khi có màu đỏ, muốn đi tiểu thường xuyên, đau ở vùng bàng quang... Đến lúc này, "chuyện ấy" bỗng trở thành một điều đáng sợ.

"Kẻ phá bĩnh" trong tuần trăng mật này đã được "chỉ mặt, điểm tên". Đó chính là E.coli (thường cư trú ở ruột, đường đại tiện). Sự di cư từ hậu môn sang cơ quan sinh dục của E.coli sẽ gây nên honeymoon cystitis.

Nguyên nhân của sự "chuyển địa bàn" này phụ thuộc vào các yếu tố như sau: khi đại tiện, tân nương thường vệ sinh "từ sau ra trước" thay vì "từ trước ra sau", tân nương sử dụng những vật dụng không được vệ sinh kỹ lưỡng ở khách sạn, chẳng hạn như khăn tắm để lau khô cơ thể. Hoặc đôi khi sự nhiễm E.coli cũng phát sinh từ "sáng kiến" của tân lang như để những vật lạ, kể cả ngón tay, không được vệ sinh vào "chỗ ấy". Một khi E.coli đã đi vào đường tiểu, nó sẽ được tái bản một cách nhanh chóng dẫn tới sự nhiễm trùng. Riêng tại VN, với điều kiện khí hậu và lối sinh hoạt, đây chính là "vùng đất lành" cho E.coli.

Để điều trị viêm bàng quang, các thầy thuốc thường kê các loại thuốc kháng sinh kết hợp giảm đau. Để tránh tái phát, các đôi vợ chồng mới cưới "nhịn" một thời gian cho đến khi triệu chứng chấm dứt hoàn toàn.

Để phòng ngừa, tân nương uống nhiều nước (các thầy thuốc đề nghị là nên uống tám ly nước mỗi ngày), tránh trà đậm và cà phê. Đi tiểu tức thì trước khi và sau khi quan hệ với mục đích là "dội" E.coli ra khỏi đường tiểu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo