xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khám bệnh 2-4 giờ: Xa vời!

DIỆU THU

Rút ngắn thời gian khám - chữa bệnh chỉ còn 2-4 giờ là mục tiêu vừa được Bộ Y tế đưa ra. Tuy nhiên, với tình trạng quá tải ở các bệnh viện chưa có hướng giải quyết, việc bệnh nhân chầu chực chờ đợi còn lâu mới được cải thiện

Theo “Hướng dẫn quy trình khám chữa bệnh (KCB) tại các bệnh viện (BV)” của Bộ Y tế, bệnh nhân chỉ qua 4 bước cơ bản: Tiếp đón, khám - chẩn đoán, thanh toán viện phí, phát - lĩnh thuốc, với thời gian tối đa 2 giờ. Nếu bệnh nhân có thêm 1 xét nghiệm (chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng) thì “khống chế” trong 3 giờ, khám lâm sàng có thêm 3 xét nghiệm: 3 giờ rưỡi, khám lâm sàng có làm thêm 3 kỹ thuật: 4 giờ. Với hướng dẫn mới này, quy trình KCB lâm sàng sẽ giảm từ 12 bước xuống còn 4 bước.

Đánh đố bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng bệnh nhân phải mất thời gian rất nhiều ở khâu đóng tiền, thanh toán KCB BHYT và đóng phí cận lâm sàng. Vì thế, với hướng dẫn này, bệnh nhân có thẻ BHYT sẽ không phải tạm ứng viện phí mà sau khi hoàn tất toàn bộ quy trình KCB, đóng phí xong mới quay lại lấy thẻ.
 
img
Chờ đến lượt mình tại một bệnh viện ở TPHCM. Với nhiều bệnh nhân, việc khám bệnh trong
 vòng 2-4 giờ vẫn là ước mơ xa vời. Ảnh: HỒNG THÚY

“Vào đăng ký khám bệnh, chờ đóng tiền. Khám, bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, lại quay về quầy thu phí, chờ, đóng tiền. Từng đó thôi đã mất rất nhiều thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Do đó, 3 khâu này sẽ gộp lại còn một lần” - bà Tiến khẳng định.

Quy trình KCB nêu trên là điều đáng mừng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ đang công tác ở những BV thường xuyên quá tải thì lắc đầu ngao ngán, cho rằng không thể khám bệnh trong vòng 2-4 giờ. Theo một bác sĩ ở BV K Trung ương, phần lớn bệnh nhân tìm đến những BV tuyến cuối đều trong tình trạng nặng hoặc bệnh lý phức tạp, Vì thế, việc chẩn đoán không chỉ dựa vào các xét nghiệm chụp chiếu đơn thuần mà cần thực hiện một số kỹ thuật cao hơn để đánh giá bệnh. Do đó, sẽ phải mất nhiều thời gian hơn là 4 giờ.
 
img
Với nhiều bệnh nhân, việc khám bệnh trong vòng 2-4 giờ vẫn là ước mơ. Ảnh: KHÁNH ANH

Một bác sĩ ở BV Bạch Mai - Hà Nội dẫn chứng: Nếu một buổi sáng, bác sĩ phải tiếp 70-80 bệnh nhân thì thời gian đó chỉ đủ khám, ghi chép thông tin tình trạng bệnh, chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm; việc đọc kết quả và chỉ định điều trị hầu hết phải chuyển sang buổi chiều. “Kể cả khi bệnh nhân có “người quen” hoặc không bị “ngâm” kết quả xét nghiệm, chụp chiếu thì cũng phải 5- 6 giờ mới hoàn thành các khâu. Bởi lẽ, ngoài vấn đề con người thì máy móc cũng không thể “nhả” hết kết quả trong từng ấy thời gian” - bác sĩ này giải thích.

Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai, cho biết hiện nay, trung bình mỗi bệnh nhân đến khám mất khoảng 4 giờ. Tuy nhiên, với các bệnh nhân nặng, nhiều xét nghiệm, chẩn đoán thì thời gian đương nhiên sẽ lâu hơn nhiều. Theo ông Hiền, để rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân, thời gian tới, BV sẽ thực hiện nhiều cải tiến như tăng cường máy siêu âm, chụp chiếu, thu viện phí qua thẻ ATM…

Quy trình KCB mới nếu thực hiện được sẽ giảm nhiều thủ tục phiền hà và thời gian chực chờ cho bệnh nhân nhưng nhiều bác sĩ cho rằng “đánh đố BV”. Ông Lê Văn Quân, Phó Giám đốc BV K Trung ương, khẳng định thời gian tới sẽ tìm cách sắp xếp lại, hy vọng sẽ rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

Chờ cấp cứu… vài giờ

Theo khảo sát của phóng viên tại một số BV tuyến Trung ương, thời gian KCB thường kéo dài 7-8 giờ/người. Vì thế, nhiều người cho rằng quy định rút ngắn thời gian còn 2 - 4 giờ quá xa vời, “đừng có mơ”.

Tại BV K Trung ương, bà Tô Thị Tâm (60 tuổi, ở Nam Định) mắc bệnh u não phải cấp cứu. Bà không đủ sức ngồi chờ mà nằm bẹp trên ghế. Theo người nhà, bà Tâm đến từ sáng, lịch hẹn của bác sĩ là 11 giờ 20 phút, nếu đúng hẹn thì chỉ riêng khâu chụp CT đã mất gần 1 giờ . “Tiếng là bệnh nhân cấp cứu nhưng từ sáng đến giờ có mấy cái xét nghiệm, chụp chiếu vẫn chưa xong. Kiểu này thì người thường cũng hụt hơi, nói gì đến người bệnh. Thời gian chờ gấp cả chục lần thời gian khám” - người nhà bà Tâm phàn nàn.

Bệnh nhân Phạm Thị Hòa (45 tuổi, ở Thanh Hóa) cho biết để có mặt tại BV K Trung ương từ 7 giờ, bà phải lên Hà Nội từ chiều hôm trước. “Theo kinh nghiệm của tôi trong những lần khám trước, với chỉ định siêu âm, xét nghiệm, chụp CT, cộng hưởng từ, xét nghiệm tế bào, ít nhất cũng phải đến 15-16 giờ mới xong” - bà Hòa nói.

“Mỗi lần tôi đi khám bệnh thường mất 3 ngày, trong đó trọn 1 ngày để khám và làm các xét nghiệm. Bệnh nhân phải làm thủ tục nộp hàng chục loại phí, lệ phí. Thêm vào đó, các địa điểm thu tiền thường xuyên đông đúc, lộn xộn” - bệnh nhân Nguyễn Thị Nhắn (59 tuổi, ở Yên Bái) than thở.

Đăng ký qua điện thoại, internet

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB - Bộ Y tế, cho rằng quy trình KCB trước đây còn nhiều vấn đề như bệnh nhân phải đi photo copy giấy tờ, nộp phí nhiều lần... Vì thế, quy định mới yêu cầu các BV phải tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập hệ thống tự động trả kết quả cho bệnh nhân, ứng dụng thẻ thanh toán điện tử, đặt lịch khám qua điện thoại, internet... Đồng thời, linh hoạt tăng cường y - bác sĩ vào thời điểm đông bệnh nhân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo