xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó chống dịch tay chân miệng trong trường học

Bài và ảnh: Nguyễn Thạnh

Nhiều phòng GD-ĐT than rằng yêu cầu phòng bệnh là phải vệ sinh, khử khuẩn, rửa tay cho trẻ thường xuyên nhưng chỉ được thu phí vệ sinh 5.000 đồng/tháng thì không đủ mua xà phòng, nước vệ sinh

Theo Sở Y tế TPHCM, trong 3 tháng đầu năm, TP ghi nhận 1.836 ca mắc bệnh tay chân miệng. Trong số 2 ca tử vong có một trẻ đang học hệ mầm non. Trong tuần qua,  TP có thêm 210 ca mắc mới. 35% trong tổng số ca nhập viện là bệnh nhi đang đi học. Hiện 65% xã, phường có ca mắc bệnh tay chân miệng và tập trung chủ yếu ở các quận, huyện ngoại thành như Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức, Hóc Môn.

img

Lãnh đạo Sở Y tế TPHCM kiểm tra việc phòng bệnh tay chân miệng trong các trường mầm non ở quận 12

Vấn đề quan ngại là nếu hầu hết số ca mắc bệnh tay chân miệng trong năm 2011 là trẻ dưới 3 tuổi thì trong 3 tháng đầu năm nay, độ tuổi mắc nhiều nhất là 3-5 tuổi, tức là độ tuổi chủ yếu đi học hệ mầm non, nhà trẻ. Giám sát dịch tễ cũng cho thấy 25% trẻ mắc bệnh tay chân miệng từ đầu năm đến nay là học sinh hệ mầm non, trong khi năm 2011 chỉ 15%. “Năm nay dịch tay chân miệng đến sớm và được nhận định là sẽ phức tạp hơn” - bác sĩ Lê Minh Hùng, Phó Phòng Nghiệp vụ y - Sở Y tế TPHCM, nhận định. 

Trong lúc các chuyên gia y tế cảnh báo nguy cơ về một đợt dịch bệnh tay chân miệng lan tràn trong trường học tại TPHCM và hệ thống y tế dự phòng tỏ ra “hụt hơi” thì không ít vấn đề mới phát sinh đã tăng thêm lo ngại cho khả năng phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này.

Tại hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học 3 tháng đầu năm 2012, do Sở Y tế TPHCM tổ chức ngày 4-4, đại diện phòng GD-ĐT nhiều  quận, huyện của TPHCM cho biết các cô giáo, bảo mẫu vốn vất vả nay phải gánh thêm phần phòng ngừa dịch bệnh, áp lực công việc căng thẳng lại không có kinh phí bồi dưỡng nên nhiều giáo viên đã xin nghỉ việc.
Nhiều phòng GD-ĐT cũng than rằng yêu cầu phòng bệnh là phải hằng ngày vệ sinh, khử khuẩn, rửa tay cho trẻ thường xuyên nhưng chỉ được thu phí vệ sinh 5.000 đồng/tháng thì không đủ để mua xà phòng, nước vệ sinh. Thay vì đợi các trường báo cáo tình hình dịch bệnh thì cán bộ y tế phường, xã nên xuống các trường giám sát mỗi ngày để nắm tình hình. “Bác sĩ đôi khi còn chẩn đoán nhầm bệnh huống gì cô giáo, bảo mẫu không có chuyên môn” - đại diện của một phòng GD-ĐT bày tỏ.

Theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, lo ngại mầm bệnh lây lan hiện càng khó kiểm soát vì trong số hơn 200 ca mắc/tuần hiện nay thì chỉ 10% trong số này nhập viện, 90% còn lại điều trị ngoại trú, nghĩa là vẫn cư ngụ trong cộng đồng. Điều này cho thấy nguy cơ một đợt dịch bệnh tay chân miệng lây lan trong trường học là rất lớn song công tác phòng chống, giám sát, phát hiện bệnh hiện còn bộc lộ nhiều bất cập.

Che giấu bệnh của trẻ

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Khoa Chăm sóc và Kiểm soát dịch bệnh Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, phân tích việc phòng bệnh tay chân miệng trong trường học gặp khó khăn do một số vấn đề như: trẻ mắc bệnh, sốt cao nhưng phụ huynh vẫn cho đi học; giáo viên, bảo mẫu không nhận biết bệnh và không kiên quyết từ chối nhận trẻ; che giấu bệnh của trẻ và không cho nghỉ học cách ly đúng ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo