xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiểm soát thuốc lá toàn diện: Dựa trên khoa học, luật pháp và sức khỏe cộng đồng

Minh Luân

Thông qua hoạt động tài trợ, quỹ từ thiện của Michael Bloomberg hiện diện tại hầu hết các nước đang phát triển. Đáng chú ý, vị tỷ phú kiêm chính trị gia này đang tạo ảnh hưởng lớn tới việc thực thi các chính sách liên quan tới thuốc lá của nhiều nước, với nỗ lực ngăn cấm tất cả các sản phẩm thuốc lá, kể cả các giải pháp giảm tác hại.

"54 quốc gia thông qua đạo luật kiểm soát thuốc lá mới nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Bloomberg"

Hoạt động thông qua mạng lưới rộng khắp trên thế giới, bao gồm HealthBridge Canada, Campaign for Tobacco-Free Kids (CTFK), Vital Strategies, The Union… Quỹ Bloomberg ngày càng tăng cường sự tác động của mình vào chính sách kiểm soát thuốc lá tại các nước đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi từ châu Phi, Nam Mỹ đến khu vực Đông Nam Á.

Trên website, Quỹ Bloomberg công bố có "69 quốc gia đã nhận được các khoản tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật" với "54 quốc gia đã thông qua đạo luật kiểm soát thuốc lá mới nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Bloomberg". Bao gồm các khoản tài trợ trực tiếp cho nhiều cơ quan chính phủ trong thập kỷ qua, với nỗ lực ngăn cấm tất cả sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả các sản phẩm giảm thiểu tác hại.

Đóng góp của Quỹ cũng như các tổ chức thuộc mạng lưới của Quỹ này là không thể phủ nhận. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, cần khách quan xem xét tính hiệu quả của chiến lược kiểm soát thuốc lá hiện tại, vì thống kê cho thấy chỉ 8% người hút thuốc lá trên thế giới có thể cai nghiện thành công. Việc tuyên truyền tác hại của thuốc lá, các biện pháp xử phạt hành vi vi phạm là cần thiết nhưng rõ ràng cần cả các lựa chọn giảm thiểu tác hại cho người dùng.

Ngay tại quê hương của Michael Bloomberg, Cơ quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng xem giảm thiểu tác hại là một trong những chiến lược quan trọng trong việc kiểm soát thuốc lá toàn diện. Bằng chứng là họ đã cho phép một loại thuốc lá làm nóng (thuốc lá nung nóng) được kinh doanh với chỉ định MRPT - sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ, giảm thiểu phơi nhiễm với các chất độc hại lên cơ thể so với khói của thuốc lá điếu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vốn có quan niệm khá cứng rắn trong cuộc chiến chống thuốc lá, cũng công nhận rằng nicotin được cung cấp thông qua những sản phẩm khác nhau sẽ có vị trí khác nhau trên chuỗi nguy cơ từ thấp đến cao. Trong đó, sản phẩm cung cấp nicotin gây hại nhất chính là thuốc lá điếu đốt cháy. Với thuốc lá làm nóng, được xác định là sản phẩm thuốc lá nên cần chịu sự điều chỉnh của Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) và tương ứng với phương thức kiểm soát tác hại thuốc lá của từng quốc gia.

Kiểm soát thuốc lá toàn diện: Dựa trên khoa học, luật pháp và sức khỏe cộng đồng - Ảnh 1.

Một Hội thảo về Thuốc lá không khói do HealthBridge Canada Việt Nam tài trợ

Kiểm soát thuốc lá: nên là quyết sách riêng của chính phủ mỗi quốc gia

Phương thức kiểm soát tác hại thuốc lá của từng quốc gia sẽ do chính phủ từng quốc gia quyết định, dựa trên bằng chứng khoa học, luật pháp hiện hành và nguyện vọng của người dân. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ là hỗ trợ tuyên truyền tác hại thuốc lá. Những hoạt động kêu gọi cấm của các tổ chức này, do không dựa trên các yếu tố trên, sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kiểm soát thuốc lá toàn diện, bao gồm cả việc gây chậm tiến độ quản lý thuốc lá không khói, hay gây xung đột không thể hoà giải của cộng đồng.

Điển hình ở Việt Nam, thuốc lá không khói hơn 4 năm nay được mua bán trên thị trường chợ đen với chất lượng kém, thông qua mạng lưới tội phạm, gây nhiều tác động tiêu cực ở góc độ sức khoẻ cộng đồng và góc độ phòng chống buôn lậu quốc gia. Điều đáng nói là một trong số các sản phẩm thuốc lá không khói (thuốc lá làm nóng, thuốc lá nung nóng) nói trên hiện thuộc định nghĩa của Luật Phòng chống Tác hại Thuốc lá 2021, do vậy đã phù hợp để áp dụng. Thế nhưng, những hoạt động kêu gọi cấm đến từ các tổ chức của quỹ Micheal Bloomberg đang hoạt động tại Việt Nam là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tranh luận giữa các bộ ngành. Kết quả là đến nay cộng đồng vẫn chưa có được câu trả lời thoả đáng cho sự trì hoãn việc quản lý đối với loại sản phẩm này.

Hay như câu chuyện mới đây nhất tại Philippines mà mà tờ Journal có đưa tin, có tổng cộng 370 máy thở ở trình trạng hư hỏng lưu kho của Bộ Y tế Philippines kể từ năm 2020. Cơ quan này đã cố tình không phân bổ các máy thở nói trên đến các bệnh viện trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19. Nguyên nhân vì chúng được tài trợ bởi ngành công nghiệp thuốc lá! Sự phân biệt đối xử này của Bộ Y tế Philippines đã bị lên án vì ưu tiên hành động theo vận động từ các tổ chức nước ngoài. Đầu năm nay, việc từ chối các doanh nghiệp thuốc lá tiếp cận vắc-xin phòng COVID-19 của chính phủ nước này cũng bị chỉ trích (vắc-xin do chính phủ nhập khẩu, hợp tác với khu vực tư nhân, cho các chương trình tiêm chủng dành cho nhân viên). Các nhà lập pháp Philippines gọi đây là chính sách "phân biệt đối xử". Rõ ràng những xung đột cộng đồng này đều là hệ quả của tư duy phủ quyết, thiếu tính toàn diện và thực tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo