Trên thế giới, nhiều nơi trồng loại cây này để làm cảnh hoặc làm thuốc, mỹ phẩm, dầu gội đầu hoặc thuốc nhuộm tóc. Trong lá móng tươi có chứa các heterosid, khi thủy phân sẽ giải phóng chất lawsone là một chất có tính kháng sinh mạnh.
Chất nhuộm màu da cam ở lá móng là một chất nhuộm có phản ứng acid, khi ra ánh sáng và không khí sẽ có màu đỏ. Do đó, người ta thường dùng lá để nhuộm móng tay móng chân, vừa là mỹ phẩm vừa có tác dụng diệt khuẩn.
Theo đông y, lá cây lá móng thường dùng làm vị thuốc trong điều trị một số bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, tiêu chảy, bại liệt, trừ giun sán, điều kinh, viêm họng. Vỏ dùng trong chữa viêm gan vàng da, đau lưng, tê bại, nhức mỏi. Rễ dùng chữa viêm phế quản. Hoa dùng chữa sốt, mất ngủ.
Như vậy, việc lấy lá móng để nhuộm móng tay, móng chân vào ngày Tết Đoan ngọ của người Việt Nam là một việc làm vừa có tác dụng làm đẹp lại có tác dụng phòng và chữa bệnh, rất phù hợp với các nghiên cứu khoa học hiện đại.
Bình luận (0)