Những cơn say nắng như thế này rất nguy hiểm nhưng nhiều người thường xem thường chúng. Cũng chính vì xem thường nên đã không xử trí đúng cách.
Nhiều người có quan niệm rằng khi bị say nắng chỉ cần uống nhiều nước để giải cơn khát, uống nước hoa quả hoặc ăn trái cây ướp lạnh là đủ. Tuy nhiên, đây là những hành động có hại cho sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng người bị say nắng nên uống đủ nước để bù lại lượng nước đã mất trước đó. Không nên uống một lượng nước quá lớn khi vừa bị say nắng. Khi gặp người bị say nắng nặng, không nên cho người đó uống nước liền mà hãy chờ cho tình trạng ổn định mới nên uống nước. Đối với trẻ em, không nên cho uống trên 300 ml nước. Uống nhiều nước sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, khó tiêu hóa. Nếu người bị say nắng nặng có thể bị phản xạ vã mồ hôi, mất nước làm cho cơ thể dễ bị co giật.
Say nắng rất hay thường gặp ở người lớn tuổi (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Khi bị say nắng nên ra khỏi môi trường nắng nóng. Với người bị nặng, phải đặt bệnh nhân ở nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo, chườm mát toàn thân, lau nhẹ nhàng vùng nách, cổ, bẹn, chân tay, dội nước mát lên người từ chân lên đầu. Khi người say nắng bị sốt cao, không nên dùng các loại thuốc hạ nhiệt. Đo nhiệt độ của người bệnh, nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 390C thì cần đưa đến trung tâm y tế để có biện pháp xử lý tốt nhất.
Người bị say nắng nên tránh xa các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ và không nên tẩm bổ quá nhiều. Lúc này, hơi nóng vẫn chưa hoàn toàn hạ hỏa, việc ăn uống các loại thực phẩm quá giàu chất dinh dưỡng không những chẳng có tác dụng giải cơn say nắng mà ngược lại còn kéo dài thêm khí nóng trong người, gây thêm mệt mỏi và hại cho đường tiêu hóa.
Để phòng tránh say nắng, vào mùa hè, khi ra ngoài nên đội mũ để giảm bớt tốc độ hút hơi nóng của đỉnh đầu. Nên mặc quần áo màu nhạt dệt bằng vải bông và tơ, lụa trong mùa nắng nóng. Nên hạn chế tối đa việc phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Mùa nắng nóng nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây như: bí đao, mướp đắng, dưa chuột, bí đỏ, cà chua, xà lách… để giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể, đồng thời có tác dụng chống say nắng hiệu quả.
Người cao tuổi dễ bị say nắng vì tuyến mồ hôi dưới da bị teo lại nên cơ thể tỏa nhiệt kém. Thai phụ, sản phụ cần đề phòng say nắng vì sức khỏe còn yếu nên sức đề kháng không nhiều. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị say nắng cao bởi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, sự điều tiết của cơ thể còn kém. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, người bị suy dinh dưỡng cũng dễ bị say nắng.
Bình luận (0)