xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm sao cứu con hôn mê, ngưng thở?

Bài và ảnh: Anh Thư

(NLĐO)- Một đoạn clip quay lại cảnh người cha ấn tim và kịp thời cứu sống cậu con trai ngưng thở sau cơn sốt cao, co giật đã được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều.

Đoạn clip nói trên được trích từ camera an ninh. Bé trai, tầm 6-7 tuổi, theo các nguồn tin là đang bị bệnh, sốt cao, co giật. Sau đó, bé dần lịm đi, ngưng thở vì ngạt đàm, nhớt, khiến cha mẹ hốt hoảng. Sau vài giây bối rối, người cha đã đặt con trai xuống và ấn tim cho cháu. Rất may, tình trạng cháu bé không quá nặng và đã hồi tỉnh, ọc đàm nhớt ra và thở trở lại sau đó.

Làm sao cứu con hôn mê, ngưng thở? - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến hướng dẫn cách ấn tim "chuẩn"

Tuy động tác của người cha chưa thực sự chuẩn xác, nhưng có lẽ nhờ sức mạnh của một người lớn tác động lên cơ thể trẻ em, cộng với việc bé được sơ cứu kịp thời nên đã qua được cơn nguy biến.

Ngưng tim, ngưng thở là tình huống có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh ở trẻ em và người lớn. Với các căn bệnh gây sốt ở trẻ nhỏ, tình trạng này có thể xảy đến nếu trẻ không được kịp thời xử lý các dấu hiệu báo động trước đó.

Làm sao cứu con hôn mê, ngưng thở? - Ảnh 2.

Khi thổi ngạt, có thể dùng một miếng khăn mỏng phủ nên miệng nạn nhân nếu bạn ngại nạn nhân là người lạ, có thể lây bệnh.

Tư vấn cho một bạn đọc Báo Người Lao Động về sốt cao, co giật ở trẻ cách đây vài tuần, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn sớm cơn co giật.

Theo bác sĩ Tiến, co giật khi sốt cao thường gặp nhất ở trẻ 0-5 tuổi, khi trẻ sốt lên đến 39,5-40 độ. Nhưng nếu trẻ từng bị co giật, có khi lần sau sốt lên tới trên 38 độ (cặp nhiệt nách, chưa cộng 0,5 độ) thì đã co giật rồi. Vì thế, nên để sẵn nhiệt kế trong nhà và cho bé uống thuốc hạ sốt, kết hợp lau nách, bẹn, khuyến khích trẻ chơi đùa, vận động để hạ sốt. Nếu để sốt cao, dù không co giật vẫn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.

Cơn co giật đa số là lành tính, nhưng cũng có khi do một bệnh nguy hiểm, như viêm não chẳng hạn. Vì vậy, dù là co giật lành tính hay không, đó cũng là một trong các biểu hiện cần nhập viện gấp. Ngoài ra, các biểu hiện cần vào viện khác là trẻ không chịu chơi đùa, không bú, không ăn uống , nôn ói, tay chân lạnh, tím tái…

Nếu xảy ra tình huống nguy ngập nhất là ngưng tim, ngưng thở, các chuyên gia về cấp cứu khuyên bạn hãy làm song song hai việc: gọi cấp cứu và tiến hành CPR (hồi sinh tim phổi). CPR cần được duy trì cho đến khi bệnh nhân thở lại hoặc khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến. Nếu tự di chuyển đến viện, nên dùng ô tô hoặc taxi để có thể tiếp tục CPR nếu bệnh nhân ngưng thở lần nữa.

CPR đúng cách như thế nào?

Cardiopulmonary resuscitation (viết tắt: CPR), tức hồi sinh tim phổi bằng ấn tim, thổi ngạt, áp dụng cho các trường hợp nạn nhân ngưng tim, ngưng thở do bệnh lý hoặc tai nạn. Thông thường, người bị nạn có 4 phút "thời gian vàng". Nếu tiến hành CPR trong thời gian vàng, cơ hội "hồi sinh" khá cao.

Ấn tim: Đặt hai bàn tay chồng lên nhau, tác động lực vào vị trí xương ức ở giữa ngực, cánh tay tính từ vai đến bàn tay vuông góc với mặt đất. Ấn sâu khoảng 5-6cm, tốc độ 100-120 lần/phút. Lưu ý nạn nhân phải nằm trên mặt phẳng cứng. Với trẻ em, có thể chỉ cần dùng lực một tay, với điều kiện độ sâu cũng phải đạt được khoảng 5cm. Trẻ dưới 1 tuổi thì chỉ cần ép sâu khoảng 4cm.

Thổi ngạt: Loại bỏ các vật cản có thể nhìn thấy trong họng (ví dụ rong, rêu vướng trong họng người đuối nước), để nạn nhân nằm nghiêng nhẹ đầu và nâng cằm lên, bóp chặt mũi, hít một hơi sâu, áp miệng trùm kín miệng nạn nhân. Với trẻ dưới 1 tuổi, có thể đặt miệng trùm kín cả miệng và mũi trẻ. Thổi đủ mạnh để ngực nạn nhân phồng lên trong khoảng 1 giây.

Liên tục ép tim 30 cái, thổi ngạt 2 cái cho đến khi nạn nhân tỉnh hoặc đến khi đội cấp cứu tới.

Nếu nạn nhân là người lạ, bạn lo ngại việc áp miệng thổi ngạt sẽ dẫn đến lây truyền bệnh, có thể áp dụng "Hands-only CPR", tức chỉ dùng tay ấn tim. Lượng oxy còn trong máu nạn nhân vẫn đủ để cung cấp cho cơ thể một thời gian, miễn là họ được ấn tim để máu lưu thông.

(Theo NHS – Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh Quốc)

Video clip vụ cha ấn tim cứu con co giật, hôn mê, ngừng thở đang lan truyền trên mạng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo