xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lần đầu trị được chứng “anh em đánh nhau trong bụng mẹ”

A. Thư

(NLĐO) - Sản phụ N.T.P.T. (29 tuổi), mang song thai 1 bánh nhau, 2 ối là bệnh nhân đầu tiên được điều trị hội chứng truyền máu song thai.

Trước đó, theo kết quả siêu âm lúc 18 tuần 2 ngày, bào thai song sinh của chị được chẩn đoán là mắc hội chứng truyền máu song thai độ 3, chênh lệch cân nặng giữa 2 thai là 20% và 1 trong 2 thai đã có dấu hiệu mất sóng tâm trương động mạch rốn.

Các bác sĩ dùng kỹ thuật can thiệp nội soi mới triển khai, giúp giải quyết các tình trạng 1 thai chậm tăng trưởng hoặc bất thường trong song thai, giúp ngưng đường cấp máu ở một thai bất thường để bảo đảm sự lưu thông máu nuôi dưỡng thai còn lại.


GS-BS Yves Ville, Trưởng Khoa Sản và Y học bào thai, ĐH Paris Descartes, kiêm Thư ký thường trực Hiệp hội Y học tiền sản châu Âu đang siêu âm lại cho thai phục trước khi phẫu thuật. (Ảnh trích từ phim tư liệu của bệnh viện)

GS-BS Yves Ville, Trưởng Khoa Sản và Y học bào thai, ĐH Paris Descartes, kiêm Thư ký thường trực Hiệp hội Y học tiền sản châu Âu đang siêu âm lại cho thai phục trước khi phẫu thuật. (Ảnh trích từ phim tư liệu của bệnh viện)

Hội chứng truyền máu song thai khá hiếm gặp, được dân gian gọi nôm na là “anh em đánh nhau trong bụng mẹ”, tức 1 thai trong cặp song sinh sẽ truyền máu cho thai còn lại dẫn đến hiện tượng suy, yếu dần ở thai cho và phù, suy tim do lượng máu quá nhiều ở thai nhận.

Theo các bác sĩ, hội chứng này chỉ gặp ở song thai 1 noãn, 1 bánh nhau, 2 buồng ối, do có sự tiếp nối tuần hoàn giữa 2 thai ở bánh nhau. Nếu xảy ra muộn sau 30 tuần, tiên lượng khả quan, nếu xảy ra sớm (trước 20 tuần) thì tiên lượng xấu. Hậu quả của hội chứng này là thai phụ dễ sinh non, 1 thai chết do suy, thai còn lại tính mạng cũng nguy hiểm do bị phù, suy tim... vì nhận quá nhiều máu từ thai kia.

Trước đây, các thai phụ được chẩn đoán mắc hội chứng này đành chịu mất con hoặc ra nước ngoài như Mỹ, Pháp, Nhật... để tìm cách chữa. Nhưng đến sáng 31-3, ca mổ nội soi mạch máu điều trị hội chứng này lần đầu đã diễn ra tại Việt Nam với sự phối hợp của ê kíp bác sĩ thuộc Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) và ĐH Paris Descates (Pháp).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo