Nguy cơ sáp đèn cầy chảy vào tai là rất lớn khi lấy ráy tai bằng lửa. Ảnh: Hồng Thái
Theo quảng cáo của một số tiệm massage có kèm dịch vụ dùng lửa đèn cầy lấy ráy tai trên đường Bà Hạt (quận 10), Lê Văn Sỹ (quận 3)… thì đây là dịch vụ thư giãn mới du nhập từ nước ngoài về. Nếu như lấy ráy tai theo kiểu “truyền thống” chỉ vài ngàn đồng thì dịch vụ mới này có giá vọt lên đến một, hai trăm ngàn đồng!
Xua khói vào tai lấy… ráy
Để tìm hiểu hư thực, chúng tôi đã đến tiệm nhổ tóc bạc trên đường Bà Hạt, một trong những nơi đang “ăn nên, làm ra” với dịch vụ lấy ráy tai bằng lửa. Bà chủ tiệm giới thiệu “công nghệ”: khi khách có nhu cầu, các nhân viên sẽ massage để khách thư giãn trước. Sau đó, khách sẽ nằm trên ghế nệm dài, nhân viên lấy đèn cầy làm bằng sáp ong thiên nhiên và vải cotton, rỗng ruột. Châm lửa vào một đầu, đầu còn lại cắm vào lỗ tai để cho khói xông vào tai. Khi đốt hết 2/3, nhân viên sẽ lấy đèn cầy ra khỏi tai và dùng một dụng cụ khác “lôi” ráy tai ra dễ dàng.
“Tôi đã tìm hiểu ở các thẩm mỹ viện của Mỹ, Anh, Úc… thấy đều có dịch vụ lấy ráy tai bằng đèn cầy. Đây là loại đèn cầy đặc biệt, khi đốt cháy, áp lực nóng bên ngoài sẽ đem lại cho khách cảm giác xông tai, rất dễ chịu. Sức nóng cũng sẽ tạo ra lực hút chân không, làm chênh lệch áp suất trong và ngoài vành tai, giúp nhẹ nhàng kéo ra những bụi bẩn từ sâu bên trong, cộng thêm với dầu ôliu nhỏ giọt vào trong, sẽ hút được nhiều ráy tai hơn”, bà chủ tiệm nói. Cũng theo bà chủ này, một số dụng cụ dùng chung mặc dù đã được tiệt trùng nhưng cũng không thể… sạch hết được!
Đèn cầy dùng trong “công nghệ” này có hai loại riêng biệt. Một loại có hình nón, một đầu loe ra và một đầu có lỗ nhỏ bỏ vừa lỗ tai. Một loại nhỏ hơn dành cho trẻ em. Đặc biệt, có một số loại dành cho những người làm việc có nhiều tiếng ồn, bụi bặm. “Trước đây tôi mua hàng xách tay với giá 8 USD/cây, sau này tự học để làm đèn cầy bằng sáp ong và vải cotton”, bà chủ tiệm kể.
Dễ rước thêm bệnh vô người
Nhiều người đã bị phỏng tai Lấy ráy tai bằng lửa khá phổ biến ở một số nước: Trung Quốc, Ai Cập… với tên gọi ear-candling. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí y học Laryngoscope (Mỹ), ear-candling không thể hút hết ráy tai ra bằng áp lực của lửa. Một khảo sát từng thực hiện với dịch vụ này cho thấy, 10% bệnh nhân từng dùng ear-candling đã bị phỏng nhẹ bên ngoài tai, bị sáp đèn cầy chảy vào trong tai và có trường hợp bị sây sát màng nhĩ. |
Ngoài ra, nếu lấy ráy tai không đúng cách, không vô trùng vật dụng ngoáy tai còn dễ gây ra bệnh nấm tai”, ông Phúc nói. Theo khuyến cáo của ông Phúc, khi muốn lấy ráy tai, đặc biệt là trẻ em, tốt nhất nên đến bệnh viện hoặc đến các cơ sở y tế được ngành y tế cấp phép hoạt động để lấy. Nên lấy ráy tai mỗi tuần một lần, để lâu sẽ bị nhiễm trùng, viêm tai ngoài, viêm tai giữa. “Ráy tai có rất nhiều loại, ráy tai ướt, ráy tai khô, có nhiễm trùng hay không nhiễm trùng. Lấy ráy tai đúng cách là phải dùng thuốc nhỏ vào tai cho tan ráy ra rồi dùng một cái máy hút với một áp lực vừa phải. Trường hợp nặng phải tiêm thuốc gây mê, kính hiển vi để lấy”, ông Phúc cho biết.
Theo bác sĩ Cao Minh Thức, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM), phương pháp lấy ráy tai bằng lửa không nên áp dụng cho trẻ em vì không có cơ sở khoa học. “Như tôi biết thì phương pháp này bên đông y người ta cũng không có ai áp dụng”, bác sĩ Thức nói.
Bình luận (0)