Ở Hà Nội, dịch heo tai xanh đã có mặt tại huyện Gia Lâm, đặt các điểm chăn nuôi vào tình trạng báo động. Trong vai người kinh doanh thịt heo, phóng viên Báo Người Lao Động đã đột nhập khu lò mổ Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) để tìm hiểu về công tác kiểm dịch tại đây.
Cảnh giết mổ bên trong khu lò mổ Thịnh Liệt. Ảnh: Mỹ Giang
Duyệt tất !
Là khu lò mổ lớn nhất Hà Nội, mỗi ngày, Thịnh Liệt có hàng ngàn hộ kinh doanh bán lẻ, bán sỉ thịt heo... đổ về lấy hàng. Cả khu Thịnh Liệt có gần 70 lò mổ nhỏ, trung bình mỗi ngày xuất xưởng từ 14.000-15.000 con heo.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, để mang được heo sau khi giết mổ về nhà, người mua chỉ mất khoảng 25-30 phút. Trên thực tế, việc kiểm tra heo trước khi giết mổ hết sức qua loa theo kiểu “duyệt tất”, thậm chí nhân viên thú y còn không sờ vào heo mà chỉ ngó qua rồi in dấu kiểm dịch! Khi heo được mổ xong, người đi mua chỉ việc chở qua cửa bảo vệ có nhân viên thú y trực để mua giấy kiểm dịch với giá 5.000 đồng. Nhiều người kinh doanh chở đến 4-5 con nhưng cũng chỉ bỏ ra 5.000 đồng là coi như thoát qua khâu kiểm dịch.
Một số lái buôn cho biết heo được giết mổ tại khu Thịnh Liệt chủ yếu còn sống, khỏe mạnh tuy nhiên cũng không loại trừ có trường hợp mắc bệnh.
Nhiều nơi chưa lập chốt kiểm dịch
Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), dịch heo tai xanh đang trở nên nguy cấp, đặc biệt là khu vực phía Bắc và có chiều hướng lan rộng ra nhiều tỉnh, thành. Tính đến ngày 28-4, dịch heo tai xanh đã xuất hiện tại 9 địa phương là Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam và Nam Định, với trên 34.000 con nhiễm bệnh, số tiêu hủy gần 11.000 con.
Tại Hà Nội, dịch heo tai xanh xuất hiện lần đầu tại xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm vào ngày 10-4. Tính đến nay, dịch đã lan ra 5 xã (Trung Mầu, Kim Sơn, Phú Thị, Lệ Chi và Dương Quang) của huyện Gia Lâm với tổng số heo mắc bệnh trên 1.800 con. Theo ông Lê Minh Đạt, Trưởng Trạm Thú y huyện Gia Lâm, do nằm giáp hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên (hai địa phương đang có số ổ dịch lớn nhưng công tác kiểm soát không triệt để) nên Gia Lâm không tránh khỏi dịch bệnh. Ông Đạt cho biết cả huyện Gia Lâm chỉ có một chốt kiểm dịch tại Dốc Lã, còn Quốc lộ 5 - huyết mạch giao thông nối Hà Nội với nhiều tỉnh, thành – thì không có chốt kiểm dịch.
Theo ông Hoàng Văn Năm, Quyền Cục trưởng Cục Thú y, dịch heo tai xanh ngày càng diễn biến phức tạp, không có chiều hướng chững lại. Trong khi đó, vắc-xin phòng dịch khả năng bảo hộ không cao, chỉ đạt 50% – 60%. Qua kiểm tra, nhiều tỉnh chưa lập các chốt kiểm dịch và chưa tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Bên cạnh đó, do việc hỗ trợ thấp ở một số địa phương nên người dân lén lút bán heo bị bệnh tai xanh làm cho dịch càng lan rộng. Ông Năm kiến nghị các địa phương phải hỗ trợ tối thiểu 25.000 đồng/kg thịt heo bị dịch tai xanh khi người dân đem tiêu hủy.
Xuất hiện bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn heo
N.Dung |
Bình luận (0)