* Phóng viên: Ngành y tế có khẳng định rằng “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi không khó chữa, tại sao số ca mắc và tử vong vẫn liên tục tăng?
* Vì sao hội đồng chuyên môn lại quyết định sửa phác đồ điều trị “bệnh lạ” đã ban hành mới đây?
- Phác đồ điều trị sửa đổi được ban hành trong tuần này cũng sẽ giống phác đồ cũ về phương pháp chẩn đoán, điều trị. Tuy nhiên, có một số thay đổi để nhân viên y tế tiên lượng mức độ nặng - nhẹ của bệnh, từ đó chuyển bệnh nhân đến các khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương để xử lý kịp thời thay vì điều trị tập trung tại một điểm.
Bệnh nhân bị “bệnh lạ” điều trị tại Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Hòa. Ảnh: HỒNG ÁNH
* Bộ Y tế đã nhiều lần cử các đoàn đến khảo sát tìm nguyên nhân căn bệnh này nhưng đến nay vẫn chưa phát hiện được căn nguyên. Dư luận cho rằng Bộ Y tế đã quá chậm trễ trước diễn biến của bệnh?
- Hoàn toàn không chậm. Nếu một năm không xử lý, bệnh sẽ còn nặng nề hơn nhiều. Với 164 bệnh nhân được điều trị khỏi, tôi cho rằng ngành y tế đã phản ứng đúng. Thời điểm này chúng tôi đang tuyên truyền để người dân bớt hoang mang, đồng thời tích cực cải thiện môi trường sống, điều kiện vệ sinh, tăng cường dinh dưỡng cho người dân ở đây vì môi trường sống nơi đây tương đối ẩm ướt, vệ sinh không được tốt lắm, còn dinh dưỡng lại kém.
* Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tìm kiếm nguyên nhân “bệnh lạ”, tại sao Bộ Y tế không nhờ đến sự hỗ trợ này?
- Vấn đề này do lãnh đạo Bộ Y tế quyết định và lên kế hoạch khi nào cần thiết sẽ mời các chuyên gia của WHO, Trung tâm Phòng chống - Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tham gia hợp tác nghiên cứu xác định nguyên nhân.
* Theo ông, thời điểm này đã cần thiết mời các tổ chức nói trên phối hợp với Việt Nam tìm nguyên nhân bệnh lạ chưa?
- Vì chưa có kết quả xét nghiệm nên tôi chưa trả lời được.
* Y văn thế giới đã từng nhắc đến căn bệnh mà hàng loạt người dân ở Quảng Ngãi đang mắc phải chưa, thưa ông?
- Thế giới có ghi nhận những bệnh nhân có tổn thương da bàn tay, bàn chân, tuy nhiên lại không có các dấu hiệu tổn thương ở gan dẫn đến suy đa phủ tạng như ở Việt Nam. Trước đây, chúng ta cũng chưa từng có bệnh nhân như thế này. Vì chưa rõ nguyên nhân nên chưa xác định được đường lây của bệnh. Chỉ biết rằng có những gia đình tới 6 người cùng mắc bệnh, từ trẻ nhỏ đến người già nhưng gia đình liền kề đó thì không ai mắc bệnh.
Không để có thêm trường hợp tử vong Đó là ý kiến chỉ đạo của ông Phạm Minh Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi, tại cuộc họp với ngành y tế và huyện Ba Tơ về “hội chứng viêm da lòng bàn tay, bàn chân có tăng men gan” vào chiều 23-4. Tính đến nay, đã có 172 trường hợp mắc bệnh, 19 trường hợp tử vong, trong đó 8 trường hợp tử vong do ngành y tế xác nhận và 11 trường hợp tử vong tại gia đình cũng có các biểu hiện bệnh tương tự, tập trung ở xã Ba Điền, huyện Ba Tơ. Hiện có 11 ca mắc bệnh rất nặng đang được điều trị ở Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Hòa, Bình Định và 2 ca điều trị tại gia đình. Huyện Ba Tơ đã trích kinh phí hỗ trợ người chết 4,5 triệu đồng để mai táng, người mắc bệnh 30.000 đồng tiền ăn/ngày, phương tiện chuyển viện lên tuyến trên; huy động bộ đội, dân quân gặt lúa giúp dân, phun thuốc khử trùng ở các khu dân cư. Trước đó, trong hai ngày 20 và 21-4, Bộ Tư lệnh Hóa học (Bộ Quốc phòng) đã cử đoàn công tác về làng Rêu nắm tình hình, diễn biến của “bệnh lạ”.
X.Long - N.Hà |
Bình luận (0)