Công trình đứng đầu bởi nhà nghiên cứu Megan Arnot từ University College London (UCL, thuộc Đại học London, Anh) phát hiện ra rằng cơ thể một phụ nữ sẽ có những thay đổi khó tin nếu như không duy trì "chuyện ấy" thường xuyên.
"Chuyện ấy" cần được duy trì thường xuyên để bảo đảm các cơ chế sinh học ở phụ nữ được vận hành đúng cách - ảnh minh họa từ internet
Cụ thể, cơ thể sẽ xảy ra sự "đánh đổi sinh học" khiến người phụ nữ đó tăng mạnh nguy cơ mãn kinh sớm. Cơ thể tự hiểu rằng không có quan hệ tình dục là sẽ không có cơ hội mang thai, vì vậy việc đầu tư năng lượng vào việc rụng trứng là vô nghĩa. Từ đó, sẽ có sự "đánh đổi sinh học" xảy ra: ngưng đầu tư vào việc rụng trứng để tập trung năng lượng vào các hoạt động sống khác.
Nếu một phụ nữ trung niên có "chuyện ấy hàng tuần, họ có nguy cơ mãn kinh thấp hơn tới 28% trong vòng 1 thập kỷ tới. Nếu làm chuyện ấy mỗi tháng, nguy cơ giảm 19%.
Theo định nghĩa của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), mãn kinh sớm là khi hiện tượng mãn kinh xảy ra trước tuổi 45. Một số nước khác thì cho rằng mãn kinh sớm là trước tuổi 40. Hiện tuổi mãn kinh trung bình ở quốc gia này là khoảng 51.
Mãn kinh sớm thường dẫn đến một số vấn đề sức khỏe cho phụ nữ, không chỉ là rắc rối trong "chuyện ấy" mà còn tăng nguy cơ loãng xương, lão hóa sớm về nhiều mặt do thiếu hụt nội tiết. Ngoài ra trong bối cảnh tuổi kết hôn ngày càng muộn, mãn kinh quá sớm có thể khiến nhiều phụ nữ mất đi cơ hội làm mẹ.
Bình luận (0)