xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mang thai ở tuổi... vị thành niên

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Tuổi dậy thì có những thay đổi về sinh lý rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý, ngược lại nhiều dấu hiện bệnh lý lại bị bỏ qua do cha mẹ nghĩ đó chỉ là sự thay đổi bình thường của tuổi mới lớn

Cứ nghĩ con béo, bị đau dạ dày, bị khối u bụng là thói quen thường gặp của không ít bậc cha mẹ khi con gái họ có thai ở tuổi 12-13. Không lưu tâm đến những thay đổi tâm sinh lý của con khiến nhiều bậc phụ huynh dở khóc dở cười.

Trẻ 12-13 tuổi có thai không hiếm

Dư luận từng không ít lần xôn xao về các trường hợp trẻ em mang thai 6-7 tháng gia đình mới phát hiện; thậm chí, có em học sinh còn đẻ rơi giữa lớp. Thực tế này khiến không ít người đặt câu hỏi tại sao một cái thai 7-8 tháng lại lọt qua mắt bố mẹ, thầy cô - những người gần gũi các em hằng ngày? Ngay cả khi bác sĩ thông báo con có bầu, nhiều bà mẹ vẫn không tin đó là sự thật, chỉ nghĩ rằng con mình tăng cân, bụng to do ăn nhiều.

PGS-TS Nguyễn Viết Tiến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, cho biết không ít trường hợp các bà mẹ đưa con đến viện để khám phụ khoa vì nghĩ con bị rối loạn kinh nguyệt nên chậm kinh, bị u nên bụng trướng nhưng sau đó, bác sĩ đã chuyển thẳng bệnh nhân sang khoa sản vì nghi ngờ có thai. Có em chỉ 13-14 tuổi nhưng đã mang thai 19-20 tuần tuổi mà mẹ không biết, đến khi bác sĩ “bắt bệnh” thì mới té ngửa!

Theo giới chuyên môn, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu của trẻ vị thành niên ngày càng sớm. Các trường hợp 12-13 tuổi có thai không còn hiếm, cá biệt có em chỉ mới 11 tuổi. Nhiều trẻ có nghe về các phương tiện tránh thai nhưng do hiểu biết mù mờ nên tránh thai “bữa đực bữa cái”, dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Theo thống kê tại Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM năm 2012, trong số hơn 60.000 ca phá thai thì có gần 3.500 trường hợp là trẻ vị thành niên (chiếm gần 6% tổng số ca phá thai). Kết quả khảo sát nhanh về tình hình phá thai to ở trẻ vị thành niên tại Bệnh viện Phụ sản trung ương của bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Vân và đồng nghiệp từng công bố cho thấy hơn 10% ca phá thai to ở độ tuổi từ 13-19 tuổi. “Theo nghiên cứu này, phần lớn trẻ vị thành niên có hiểu biết về nguy cơ mang thai khi quan hệ tình dục nhưng có đến hơn 80% số em không sử dụng biện pháp tránh thai. Nguy hiểm hơn là các em chỉ nghĩ đơn giản rằng không muốn có con thì bỏ!” - bác sĩ Vân cho biết.

 

Tư vấn sức khỏe sinh sản cho nữ thanh niên tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội
Tư vấn sức khỏe sinh sản cho nữ thanh niên tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội

 

Chú ý các dấu hiệu bất thường

PGS-TS Trần Danh Cường, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, cho biết hiện nay, độ tuổi dậy thì của trẻ đang có xu hướng giảm dần nên nhiều bậc cha mẹ đã không phát hiện sự khác thường ở con mình. Chính điều này đã dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường. “Có một thực tế là nhiều bà mẹ coi chuyện kinh nguyệt  thất thường của con sau khi dậy thì là bình thường, thậm chí cứ để vậy cho đến khi con lấy chồng. Thế nhưng, với các bác sĩ sản phụ khoa, kinh nguyệt không đều có thể là triệu chứng của bệnh buồng trứng đa nang và mãn kinh sớm, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ sau này” - PGS-TS Cường cảnh báo.

PGS-TS Trần Danh Cường khuyên khi con trẻ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, các bà mẹ nên quan tâm đến tính đều đặn, liên tục của chu kỳ này. Chu kỳ kinh nguyệt của trẻ sau tuổi dậy thì có thể là 1 tháng, 2 tháng hay 3 tháng nhưng phải đều đặn. Khi chu kỳ kinh nguyệt của trẻ “chểnh mảng” có nghĩa là trẻ đang gặp những sự cố bất thường về chu kỳ kinh nguyệt lẫn sức khỏe, cần được đưa đến bác sĩ chuyên khoa.

Một trong những sai lầm của nhiều bà mẹ khi con cái gặp những bất thường về sức khỏe sinh sản là họ thường đưa con đến bác sĩ nhi khoa trong khi lẽ ra phải đến bác sĩ chuyên khoa sản. “Đừng ngại ngùng khi đến bác sĩ sản khoa vì những vấn đề kinh nguyệt bởi lẽ đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý phức tạp cần được phát hiện và điều trị sớm” - PGS-TS Cường lưu ý.

 

Người lớn thờ ơ và dè dặt

Nhiều bác sĩ sản khoa cho rằng một trong những nguyên nhân sâu xa khiến trẻ vị thành niên mang thai mà không biết hoặc giấu cha mẹ là do phụ huynh thờ ơ hoặc dè dặt trong việc trao đổi với con cái về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Không ít cha mẹ còn cho rằng đó là việc của thầy cô giáo vì vấn đề này đã nằm trong chương trình giáo dục giới tính. Ở giai đoạn dậy thì, trẻ thường có nhiều biến động về tâm - sinh lý, cha mẹ cần hết sức quan tâm để kịp thời hỗ trợ, giúp trẻ hiểu biết và tự tin hơn. Trường hợp trẻ dậy thì quá sớm do sự rối loạn hormone hoặc nghi ngờ do bệnh lý, cần đưa trẻ đi khám để có hướng xử trí kịp thời. Trẻ được coi là dậy thì sớm khi bắt đầu trước 8 tuổi đối với bé gái và trước 10 tuổi đối với bé trai.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo