xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mạnh tay xử lý quảng cáo thực phẩm sai sự thật

Khánh Anh

Trong hơn 2 tuần qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát hiện, xử lý vi phạm gần 10 sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, lừa dối người tiêu dùng.

Quảng cáo TPCN như thuốc là lừa dối người tiêu dùng

Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2020 (diễn ra từ ngày 15-4 đến 15-5), với chủ đề "Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm", cơ quan chức năng đã tăng cường "dẹp loạn" việc quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) sai sự thật.

Mạnh tay xử lý quảng cáo thực phẩm sai sự thật  - Ảnh 1.

Theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) từ cuối tháng 4-2020 đến ngày 8-5-2020, Cục An toàn thực phẩm đã phát hiện và xử lý vi phạm gần 10 sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, lừa dối người tiêu dùng. Những sản phẩm này được quảng cáo trên các trang web, mạng xã hội như "thần dược" điều trị khỏi một số bệnh: Đái tháo đường, tim mạch, xương khớp, thậm chí tiêu diệt được cả virus SARS-CoV-2, tăng sức đề kháng của cơ thể… "Không thể chấp nhận quảng cáo sản phẩm trĩ hay gout như thuốc chữa bệnh, hay quảng cáo sản phẩm sinh lý đưa hết thông tin về người sử dụng lên mạng xã hội. Đây là những quảng cáo vi phạm. Chúng tôi xin nhắc lại với các sản phẩm TPCN nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất và người tiêu dùng nhưng luôn luôn lưu ý đây không phải là thuốc và càng không thể thay thế thuốc chữa bệnh, tuyệt đối không được quảng cáo giảm bệnh, chữa bệnh"- ông Phong khẳng định.

Mạnh tay xử lý quảng cáo thực phẩm sai sự thật  - Ảnh 2.

Theo lãnh đạo Cục ATTP, thời gian qua, nhất là trong đợt dịch Covid-19, Cục ATTP đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với Facebook xử lý các chủ tài khoản bán sản phẩm TPCN quảng cáo sai sự thật. Thế nhưng, trên thực tế, tình trạng vi phạm quảng cáo vẫn rất phức tạp. PGS Nguyễn Thanh Phong cho rằng vì lợi nhuận, các đơn vị kinh doanh sẵn sàng lừa dối cả những người bệnh đang ở hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Nhiều người do tin vào quảng cáo TPCN, từ chối sử dụng thuốc khiến bệnh ngày một nặng lên, khi tới cơ sở y tế thì việc điều trị trở nên khó khăn, vì đã bỏ qua "thời gian vàng" chữa bệnh.

Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng

Trước thực trạng này, Cục ATTP vừa ban hành Hướng dẫn triển khai công tác tuyên truyền "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2020 với chủ đề "Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm". Theo đó, mục tiêu của tháng ATTP là tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các địa phương có đường biên giới, cửa khẩu. Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm. Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, quảng cáo thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Mạnh tay xử lý quảng cáo thực phẩm sai sự thật  - Ảnh 3.

Các chuyên gia trong lĩnh vực ATTP cũng lưu ý người tiêu dùng cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong ATTP. Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Mọi người cần biết cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm; nâng cao nhận thực và rèn thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP; Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng...

Trước khi mua sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin về sản phẩm, như: Thành phần, công dụng, cảnh báo… trên trang web: www.vfa.gov.vn của Cục ATTP.

Ngoài ra, khi có nghi ngờ lừa dối về sản phẩm, người tiêu dùng cần phản ánh kịp thời đến Cục ATTP hoặc liên hệ qua số điện thoại đường dây nóng: 0243.2321556, 0911811556 hoặc địa chỉ mail: tiepnhantinvipham@vfa.gov.vn để cơ quan chức năng xác minh, kịp thời xử lý vi phạm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo