xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

May mắn sống sót sau khi bị 1.000 con ong chích

L. Thoa (Theo Live Science, NY Daily News)

(NLĐO) - Đang cắt cỏ tại công viên, một công nhân vệ sinh đô thị đã bị hơn 1.000 con ong chích tới tấp. Điều kỳ diệu là sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, người đàn ông đã qua cơn nguy kịch và hồi phục tốt.

 

Các nhân viên cứu hộ đưa công nhân vệ sinh môi trường đi cấp cứu

Các nhân viên cứu hộ đưa nạn nhân đi cấp cứu

 

NY Daily News ngày 28-7 đưa tin hôm 24-7, một công nhân vệ sinh đường phố ở TP Wichita Falls, quận Wichita, tiểu bang Texas (Mỹ) đã bị “ong sát thủ” cắn hơn 1.000 vết. Những con ong hung hăng này cũng tấn công đồng nghiệp của nạn nhân khiến nhiều người nhập viện.

Các quan chức TP Wichita Falls cho biết loài ong tấn công nhân viên này là ong lai châu Phi, hay còn gọi là ong sát thủ. Phát ngôn viên Barry Levy của thành phố cho biết người đàn ông bị tấn công lúc đang cắt cỏ dọc theo ống cống gần trung tâm quần vợt ở công viên. Hiện nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện địa phương, sức khỏe đã ổn định, tiến triển tốt.

Một trong hai đồng nghiệp cứu người đàn ông cũng đang nằm viện với tình hình sức khỏe khá tốt, người còn lại đã xuất viện.

 

img

Theo các nhà khoa học trên Live Science, loại ong mật sát thủ gốc Phi tấn công người đàn ông không hề dữ như tên gọi của nó. Bầy ong này phải chích hàng trăm vết trở lên mới giết được một người. Trong trường hợp này, cơ thể người đàn ông dường như không dị ứng với nọc độc ong. Nếu dị ứng hoặc sốc phản vệ với nọc độc ong, chỉ cần vài vết ong chích, bạn sẽ ngã gục.

Ong mật lai Phi không phải lúc nào cũng tấn công người nhưng khi đã tấn công, chúng rất dữ dội với hàng trăm, nghìn vết chích và không phải ai cũng may mắn thoát chết như trường hợp trên.

Năm 2013, cũng ở Texas, khoảng 40.000 con ong mật sát thủ đã tấn công một thợ cắt cỏ, ABC News đưa tin. Ông Larry Goodwin (62 tuổi) đã bị 3.000 con ong cắn trước khi ngã quỵ và tử vong tại hiện trường.

 

Ong mật gốc Phi rất ít tấn công người, nhưng đã tấn công thì rất dữ dội

Ong mật gốc Phi rất ít tấn công người, nhưng đã tấn công thì rất dữ dội

 

Bà May Berenbaum - Trưởng Khoa công trùng học tại Trường ĐH Illinois (Mỹ) –  nói rằng dù dị ứng với nọc côn trùng hay không, bạn đều phải chạy trốn khi đối mặt với chúng. Chuyên gia này khuyên mọi người đừng chạy theo đường dích dắc hay lặn xuống ao, hồ như trong phim khi bị ong đuổi vì điều này chỉ làm bạn chậm lại. Ong không thể lặn xuống nước nhưng có thể tấn công bất cứ lúc nào khi bạn ngoi đầu lên.

“Nếu có thể, bạn chạy vào một căn nhà gần nhất và đóng cửa lại. Đó có lẽ là hy vọng tốt nhất cho bạn” - May Berenbaum nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo