Theo phát hiện mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Immunology, nhóm nghiên cứu đã nuôi chuột hoặc ở chuồng bình thường hoặc chuồng có môi trường sinh hoạt phong phú hơn. Chuồng bình thường chỉ có vật liệu làm chuồng và mùn cưa trong khi chuồng được nâng cấp kèm theo đồ vật tạo cảm giác có không gian sống đa dạng như diện tích rộng, có thêm dăm bào, hộp, ống, đu quay. Sau 2 tuần, tế bào T của chuột được lấy mẫu và cho tiếp xúc với tác nhân giống như nhiễm trùng. Nhóm nghiên cứu phát hiện chuột ở trong môi trường phong phú sản sinh mức độ interleukin 12 và 17 cao hơn, có dấu chỉ cho thấy phản ứng của hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn và điều đó thể hiện tế bào T của chúng được tăng cường, sẵn sàng phản ứng tốt hơn. Chuột được thụ hưởng điều kiện sống phong phú hơn có 56 gien miễn dịch được nâng cấp, trong số này có nhiều gien giữ vai trò chống nhiễm trùng và xúc tiến lành bệnh.
Chuột được cho ở trong môi trường phong phú Ảnh: ĐH QUEEN MARY LONDON
Trưởng nhóm nghiên cứu, GS Fulvio D’Acquisto, cho rằng phát hiện này cần được xem xét ở người nhằm định hướng chú trọng hơn nữa về môi trường sống trong chăm sóc y tế.
Bình luận (0)